Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2010

10 Điều Cần Biết Khi Chọn Mua Bếp Âm

Bếp âm là lựa chọn của phần lớn các gia đình hiện nay khi xây nhà mới.
Rõ ràng tính thẩm mỹ, tiết kiệm không gian của bếp âm là những yếu tố giúp mặt hàng này ngày càng được các bà nội trợ ưa chuộng.


Bếp âm trên thị trường hầu hết đều được sản xuất trên nền kính cường lực. Giá của bếp âm hầu như không thay đổi so với những ngày đầu có mặt, vẫn dao động từ 2 – 4 triệu rưỡi đồng đối với dòng gia công tại Châu Á và 4 – 15 triệu đồng cho loại nhập nguyên chiếc từ Ý, Mỹ, Nhật – những quốc gia mạnh về đồ dùng nhà bếp. Khi có ý định mua một chiếc bếp âm, mời bạn tham khảo 10 lưu ý sau đây:

1. Số lượng bếp: Bếp âm có 1 – 6 ổ nấu trên bề mặt, tương đương với số lượng nồi bạn có thể sử dụng cùng một lúc. Tuy vậy, hơn 80% bếp âm có 2-3 ổ nấu thích hợp dành cho gia đình từ 4-10 người. Nếu mua bếp từ 3 ổ trở lên, nên lưu ý khoảng cách giữa các ổ sao cho vẫn đủ cho các chiếc nồi tối thiểu 20cm nấu cùng một lúc. Nếu khoảng cách quá hẹp, việc mua nhiều ổ mà không dùng một lúc sẽ trở nên lãng phí.



2. Điện hay pin: Hệ thống đánh lửa của bếp âm dùng gas có hai loại là dùng điện hoặc pin. Loại dùng pin lại chia làm hai là loại dùng pin tiểu (trung bình 3 tháng thay 1 lần) và dùng pin đại (6 – 9 tháng thay 1 lần). Nếu chọn loại dùng điện theo kiểu cắm dây truyền thống để tránh rắc rối khi thay thế pin, thì bạn cũng cần mua thêm cây kích điện bằng tay (giá khoảng 100.000 đồng) phòng khi nhà cúp điện. Giá của công nghệ này cơ bản không khác nhau.

3. Xuất xứ: Dĩ nhiên hàng nhập khẩu nguyên chiếc từ Ý, Nhật (hai cường quốc về bếp âm) giá sẽ cao hơn nhiều, thường gấp 2-3 lần loại gia công ở nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan… và thường phân biệt bằng dòng chữ Made in Italia hoặc Made in Japan trực tiếp trên bề mặt sản phẩm.

Nếu bếp âm là bếp ga, bạn nên chọn loại lắp ráp châu Á để có giá rẻ, và phần lớn sản phẩm dùng ga không đặt nặng độ bền do nguyên liệu mà lại phải chứng minh qua cách người tiêu dùng sử dụng sản phẩm.



Cùng là Ý, nhưng chữ "Made in" có giá trị hơn "Design in"

4. Dùng gas hay dùng điện: Người Việt Nam chủ yếu dùng bếp âm để nấu gas. Tuy nhiên một số loại bếp âm lại chuyên về bếp điện từ, hoặc kết hợp cả hai. Dùng gas hay điện đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Lời khuyên cho bạn là nên chọn mua một loại để dễ dàng khi sử dụng, tránh cập rập, và nếu kết hợp cả hai thì giá của chúng cũng khá đắt, từ 10 triệu đồng/chiếc trở lên.



5. Nền: Phần lớn bếp âm sản xuất trên nền kính cường lực 10 ly. Cũng có loại lấy đá hoa cương làm nền, bọc inox xung quanh, hoặc có loại làm từ hợp kim thép không rỉ. Nền bếp phụ thuộc vào yếu tố cảm tính, giá thành 3 loại vật liệu này không chênh lệch nhiều. Giá chủ yếu phụ thuộc vào xuất xứ sản phẩm.

6. Đa năng: Một số tính năng mới của bếp âm là hệ thống báo giờ khi nấu ăn ( nút đính kèm), hệ thống ngắt gas tự động, màu sắc đa dạng hơn… Các tính năng này không ảnh hưởng nhiều đến giá thành các loại bếp.




7. Đế chịu: Thường có hai loại là sắt sơn tĩnh điện và gang. Sắt có ưu điểm nhẹ nhưng dáng thanh mảnh, cho cảm giác không chắc chắn nhất là khi chịu lực cho nồi 20 lít trở lên. Đế đúc bằng gang khá to, nặng nên cảm giác vững chãi. Cũng vì nặng nề, khi vệ sinh bạn nên thận trọng vì rất nhiều trường hợp va chạm giữa đế chịu và bề mặt gây hư tổn.



8. Thi công: Thông thường bếp âm được mua trong giai đoạn thi công làm nhà mới, kệ bếp mới nên bạn có thể chọn bất cứ mẫu nào với kích thước không hạn chế. Cũng có trường hợp mua bếp về thay thế thì bạn buộc phải mua theo kích cỡ của bếp cũ hoặc xê xích một chút nhưng không đáng kể. Chiều dài của bếp âm gia đình dao động từ 75 – 86cm. Một số hệ thống phân phối có nhận cắt bếp theo yêu cầu nhưng dĩ nhiên sẽ không sắc sảo như nguyên mẫu. Vì thế nên chọn mua bếp có kích cỡ tương đối, thông dụng để dễ thay thế sửa chữa.

9. Chọn màu: Hầu hết các bấp âm trên thị trường có màu đen vì độ bóng bẩy và cảm giác sạch sẽ, sang trọng. Một vài màu khác như xanh lá cây, xanh dương, cam, trắng kem… dùng cho các không gian nhà có tông màu bếp trùng với màu sơn tường hay cách trang trí. Nếu nhà bạn đã có gam màu nổi hoặc thích sự đơn giản, màu đen cho nền bằng kính chịu lực là lựa chọn hoàn hảo.

10. Phụ kiện và bảo hành: bếp âm đã khá thông dụng nên việc chọn mua phụ kiện không còn khó khăn. Bếp âm khá chuẩn trong cấu trúc, nên phụ kiện của các nhãn hiệu khác vẫn có thể dùng chung nếu cùng kích thước bếp và ổ nấu. Thời hạn bảo hành cũng là vấn đề cần quan tâm, đặc biệt đối với bếp âm điện từ. Thời hạn bảo hành từ 1-3 năm, đặc biệt là sản phẩm nhập nguyên chiếc từ Ý – Nhật chỉ bảo hành 1 năm. Do đó bạn nên chọn loại gia công châu Á nếu muốn bảo hành dài hơn.

Để Phòng Bếp Luôn An Toàn

Phòng bếp "trái tim" của nhà bạn. Vì vậy, vô cùng quan trọng để bếp trở thành một nơi an toàn cho sức khỏe, đặc biệt cho trẻ nhỏ, vốn có sức đề kháng kém hơn người lớn.
Chúng ta vẫn dọn dẹp bếp hằng ngày cơ mà!? Bạn sẽ thắc mắc. Nhưng vấn đề là chất lượng của việc dọn dẹp...

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu vi khuẩn, vi trùng trên diện rộng và họ đã phát hiện số lượng vi khuẩn trên bề mặt bàn nấu ăn, thớt, bồn rửa bát còn nhiều hơn trên nền nhà, phòng vệ sinh và bồn cầu. Nguồn lây lan vi trùng, vi khuẩn là những miếng rửa bát và các loại khăn chúng ta lau bàn. Thớt chiếm vị trí thứ hai. Vị trí thứ ba là ống nghe điện thoại, tay nắm cửa và cách cánh cửa tủ bếp.




Phải làm gì?

- Tổng vệ sinh! Tất nhiên, việc này không thừa. Nhưng để giữ sạch sẽ và vệ sinh thường xuyên cần tuân theo một số quy tắc.

- Luôn luôn rửa tay trước và sau khi nấu ăn. Quy tắc thật đơn giản, nhưng trên thực tế lại không được tuân theo thường xuyên.

- Cần có thớt riêng cho từng loại thực phẩm: rau quả, bánh mì, thịt và cá. Thật đáng tiếc, các bà nội trợ hiếm khi tuân thủ quy tắc đơn giản này, Khi bạn đặt miếng thịt luộc lên thớt dùng cho tất cả mọi thứ, vi khuẩn có thể xâm nhập, thịt sẽ mau hỏng. Còn thịt tươi và cá tươi có thể có thể là nguồn gốc của những bệnh nguy hiểm. Tốt nhất, sau khi chặt thịt tươi nên tráng thớt bằng nước sôi.

- Nếu có khả năng, hãy sử dụng khăn bếp dùng một lần. Chúng thực hiện chức năng lau sạch và cùng với vi khuẩn sẽ rơi vào thùng rác. Nếu không, nên thay miếng rửa bát và khăn lau thường xuyên hơn..

Cần tuân thủ quy tắc

Tuy nhiên, những nguy hiểm ở bếp không chỉ nằm trong các xoong nồi và bát đũa. Bé vẫn chưa hiểu nồi canh nóng, chén trà nóng... vì sao lại nguy hiểm. Vì vậy, bạn phải đặc biệt chú ý tới vấn đề an toàn trong không gian bếp. Và đừng nghĩ rằng thảm kịch chỉ xảy ra ở những gia đình không có ai trông nom trẻ.

Để tai họa không xảy ra

- Khi nấu ăn, quay tay cầm xoong chảo vào phía trong.

- Khi đang nấu ăn không được bế bé trên tay, dù bé có đòi bế - những giọt dầu hay giọt nước nóng có thể bắn vào da bé.

- Khi mở cửa lò nướng phải chắc chắn không có bé bên cạnh.

- Không được mất cảnh giác: các em bé hay thích kéo khăn bàn hoặc lôi các loại dây - vì thật thú vị, phía bên kia là cái gì nhỉ? Bé có thể kéo rơi lên mình ấm điện hoặc cốc trả nóng mới pha.

- Nếu bạn ướng đồ nóng (trà, cacao, cà phê) không bao giờ vừa uống vừa bế con. Chỉ cần một sơ ý nhỏ - bé sẽ bị bỏng nặng. Bạn mướn ngồi nghỉ uống trà - hãy chọn lúc bé ngủ.

- Hãy mua những khóa chốt cho cửa tủ bếp và lò nướng, còn cho bếp ga thì nên đặt màn hình bảo vệ.

- Không được để đồ điện lung tung: những chiếc ấm điện chưa kịp nguội sẽ gây tai họa cho trẻ.

Nếu xảy ra tai họa

Khi bị bỏng, điều trước hết phải làm là ngăn chặn ngay ảnh hưởng chiều sâu của vết bỏng. Vì vậy cần làm lạnh vết bỏng. Tưới nước lạnh hoặc đặt vào vết bỏng một vật lạnh nào đó. Có thể dùng đá để chườm, nhưng cần bọc vải xô trước.

Băng vết bỏng bằng băng được khử trùng. Đừng chọc vết phồng, đừng cắt phần da thừa, bạn có thể làm bé bị nhiễm trùng còn nguy hiểm hơn cả vết bỏng. Những phương pháp chữa trị dân gian kiểu như dùng dầu thực vật, bơ, lòng trắng trứng, kem đánh răng, xà phòng... sẽ "đẩy" vết bỏng vào sâu hơn nữa, gây khó chữa trị.

Bạn thấy đấy, ở bếp có thể xảy ra bất kì chuyện gì. Vì vậy, cần chăm lo cho sự an toàn của bé từng giây từng phút. Hãy để cho bếp nhà bạn thành nơi an toàn nhất trong nhà!

Vị Trí Đẹp Cho Đồ Dùng Trong Bếp

Khi sắp xếp các vật dụng trong bếp, bạn cần chú ý đến tính tiện dụng và khả năng an toàn của đồ vật đối với người làm bếp nhưng cũng đừng quên yếu tố phong thuỷ của các đồ dùng này.

Tủ lạnh là nơi tích tụ nhiều khí lạnh tuy có toả nhiệt nhưng không đáng kể, do đó vị trí thích hợp là hướng bắc vì hướng này đại diện cho nước, bạn cũng có thể đặt tủ lạnh theo hướng hợp với tuổi của mình. Ngoài ra, sự thuận tiện khi sử dụng cũng là điều mà bạn và gia đình nên chú ý.

Bồn rửa bát thường được đặt gần bếp nấu để tạo sự thuận lợi khi làm bếp. Nếu có thể, bạn nên đặt nó ở hướng tây, như vậy sẽ khiến cho bạn có cảm giác thoải mái trong khi nấu ăn.

Bàn ăn luôn là nơi họp mặt đông đủ của gia đình, theo thuyết ngũ hành, những vật hoặc góc tường nhọn cũng không nên dùng tại bàn ăn. Cách tốt nhất là sử dụng bàn tròn hoặc vuông với những gam màu nhẹ tạo sự thanh thoát, ngon miệng trong mỗi bữa ăn. Không nên sơn tường quá nhiều maù hoặc những màu tối như xám, tím vì sẽ làm cho không gian cảm thấy lạnh lẽo.

Vị trí đẹp cho đồ dùng trong bếp

Bếp nấu chính là nơi giữ lửa cho căn nhà, sử dụng rất nhiều năng lượng. Bạn nên bố trí bếp hướng Đông Bắc hoặc về hướng hợp với tuổi của bạn.

Vị trí đẹp cho đồ dùng trong bếp

Với việc sắp đặt vị trí các đồ dùng trong bếp rất đơn giản như vậy, bạn không chỉ cảm thấy thoải mái hơn khi nấu nướng, mà còn giúp cho ngôi nhà bạn thêm gọn gàng và có sinh khí, bởi nó hài hòa được với quy luật phong thủy.

5 Bí Quyết Sắm Đồ Cho Nhà Bếp

Làm thế nào để sắp xếp căn bếp nhà bạn vừa gọn gàng ngăn nắp lại vừa thể hiện tính thẩm mỹ. Sẽ không quá khó nếu bạn đầu tư đúng cách.

1. Người nào vật nào chỗ nấy

Bếp trước tiên phải hợp lý. Bố trí đồ vật trong bếp đúng cách sẽ giúp bạn sử dụng bếp một cách dễ dàng và có hiệu quả. Dù căn bếp của bạn được đầu tư mới hoàn toàn hay là được trang bị lại, thì điều quan trọng nhất trước tiên là sự tiện dụng và mức độ ngăn nắp.


Ngăn chứa đồ chuyên dụng làm cho bếp gọn gàng hơn

Sự ngăn nắp sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian sử dụng bếp. Bạn sẽ không mỏi mắt để tìm lọ hạt tiêu trong đống thìa dĩa vì bạn đã có không gian chứa đồ riêng cho từng vật dụng trong bếp từ các dụng cụ hàng ngày cho đến những loại thức ăn khô dự trữ.

2. Tủ bếp xinh

Tủ bếp thường là vật chiếm nhiều diện tích nhất trong bếp và cũng là nơi dễ bị lộn xộn nhất. Hãy tối ưu hóa không gian chứa đồ bằng cách tự quy định các ngăn chứa đồ cho từng loại vật dụng cụ thể: tất cả các loại đồ hộp cần được dán nhãn và xếp vào cùng một chỗ, các loại gia vị bột nên cho vào các lọ chuyên dụng và đặt lên những ngăn tủ dễ nhìn,... Việc này còn giúp cho bạn tìm đồ dễ dàng hơn.


Tủ bếp mang lại sự ngăn nắp cho căn bếp

Cũng nên để ý đến đặc tính của từng loại dụng cụ: khi xếp đồ sứ hoặc thủy tinh vào cùng một ngăn trong tủ, nên tạo nên những khoảng trống giữa chúng để tránh va chạm.

Bạn cũng nên chọn loại tủ có thể thay đổi chiều cao của các ngăn cho phù hợp với từng loại đồ dùng chứa trong đó. Có thể đặt thêm các tấm đợt dự trữ để tăng thêm khả năng chứa đựng của tủ.

3. Giá đựng đồ bếp

Giá đựng đồ không thể thay thế hoàn toàn tủ bếp nhưng trong một số trường hợp thì lại hiệu quả hơn trong việc chứa đồ, nhất là những đồ vật được dùng thường xuyên.


Giá đựng đồ sẽ tạo cảm giác thông thoáng, dễ sử dụng hơn

Bạn có thể tự làm giá bếp bằng cách sử dụng những tấm ván gỗ, những tấm kính dày hoặc những cánh cửa tủ cũ sơn sửa lại cho phù hợp với căn bếp của bạn đồng thời cũng để tiết kiệm ngân sách. Còn nếu có điều kiện hơn thì nên đặt mua những chiếc giá chuyên dụng, chúng thường được thiết kế để phù hợp với những không gian bếp tiêu chuẩn.


Tủ kết hợp với giá đồng bộ tạo nên một sự tương phản đẹp mắt

4. Độ thẩm mỹ

Màu sắc của các vật dụng làm nên độ thẩm mỹ của căn bếp. Những chiếc giá sơn màu tương phản với màu tường sẽ tạo nên điểm nhấn trong phòng bếp, miễn là màu bạn chọn không quá "chóe". Còn màu gỗ luôn mang lại sự ấm cúng tự nhiên cho không gian ẩm thực.


Màu sắc của đồ dùng và thiết bị làm nên vẻ đẹp của bếp

5. Đồng bộ

Cũng nên chú ý đến phong cách chủ đạo trong căn bếp của bạn. Những chiếc tủ bếp hoa văn sặc sỡ hay những chiếc giá gỗ dày không phù hợp với căn bếp hiện đại. Bạn cũng sẽ dễ dàng nhận thấy sự lạc lõng của những chiếc giá bằng kính trơn hay inox trong căn bếp cổ điển.


Màu gỗ tăng độ ấm áp cho toàn bộ căn phòng

Những chiếc chảo chống dính và những chiếc nồi inox sáng loáng khi được treo lên không những không tạo cảm giác bừa bộn mà còn trở thành những vật trang trí đẹp mắt cho căn bếp. Những chiếc ly thủy tinh treo trên quầy bar cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Afamily

Nhỏ Mà Xinh

Diện tích chật hẹp của các gian nhà phố luôn là bài toán đau đầu cho gia chủ và các kiến trúc sư. Tham khảo vài căn bếp "nhỏ mà xinh", bạn có thể chọn cho mình một mẫu phù hợp


Điều đầu tiên cần chú ý khi sở hữu một gian bếp có diện tích khiêm tốn, đó là sự sắp xếp các vật dụng. Mọi thứ phải ngăn nắp và gọn gàng thì mới tiết kiệm được diện tích bếp.
Bạn cũng nên dùng các loại vật dụng đa chức năng, như một bàn tiếp thực đồng thời cũng là tủ đựng sách dạy nấu ăn hoặc sách tham khảo.
nhanhomaxinh2.jpg Bạn có thể tận dụng từng hốc nhỏ của tủ bếp, tận dụng khoảng trống dưới gầm bàn để đẩy chiếc ghế vào cất ngay sau khi dùng xong. Như thế chỉ cần một khoảng nhỏ đủ để xoay sở nấu nướng, bạn đã có một gian bếp hoàn hảo.

Một không gian mở nối liền phòng khách cũng sẽ giúp bạn khiến cho gian bếp trông rộng hơn diện tích thực sự của nó rất nhiều.

Trong trường hợp đó, bạn có thể đưa phòng ăn ra phía ngoài và kê vài chiếc ghế nơi bàn tiếp thực để ăn nhẹ hoặc ăn sáng. Đó cũng là cách tận dụng hiệu quả mọi công năng của bàn tiếp thực.

Phong Thủy Trong Nhà Bếp

Khi sắp xếp các vật dụng trong bếp, bạn cần chú ý đến tính tiện dụng và khả năng an toàn của đồ vật đối với người làm bếp nhưng cũng đừng quên yếu tố phong thuỷ của các đồ dùng này.

Tủ lạnh là nơi tích tụ nhiều khí lạnh tuy có toả nhiệt nhưng không đáng kể, do đó vị trí thích hợp là hướng bắc vì hướng này đại diện cho nước, bạn cũng có thể đặt tủ lạnh theo hướng hợp với tuổi của mình. Ngoài ra, sự thuận tiện khi sử dụng cũng là điều mà bạn và gia đình nên chú ý.

Bồn rửa bát thường được đặt gần bếp nấu để tạo sự thuận lợi khi làm bếp. Nếu có thể, bạn nên đặt nó ở hướng tây, như vậy sẽ khiến cho bạn có cảm giác thoải mái trong khi nấu ăn.

Bàn ăn luôn là nơi họp mặt đông đủ của gia đình, theo thuyết ngũ hành, những vật hoặc góc tường nhọn cũng không nên dùng tại bàn ăn. Cách tốt nhất là sử dụng bàn tròn hoặc vuông với những gam màu nhẹ tạo sự thanh thoát, ngon miệng trong mỗi bữa ăn. Không nên sơn tường quá nhiều maù hoặc những màu tối như xám, tím vì sẽ làm cho không gian cảm thấy lạnh lẽo.

Vị trí đẹp cho đồ dùng trong bếp

Bếp nấu chính là nơi giữ lửa cho căn nhà, sử dụng rất nhiều năng lượng. Bạn nên bố trí bếp hướng Đông Bắc hoặc về hướng hợp với tuổi của bạn.

Vị trí đẹp cho đồ dùng trong bếp

Với việc sắp đặt vị trí các đồ dùng trong bếp rất đơn giản như vậy, bạn không chỉ cảm thấy thoải mái hơn khi nấu nướng, mà còn giúp cho ngôi nhà bạn thêm gọn gàng và có sinh khí, bởi nó hài hòa được với quy luật phong thủy.

Làm Sạch Xoong Nồi

Những vật dụng nhà bếp như nồi niêu, xoong chảo... cần luôn được giữ sạch sẽ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, sẽ có những vết bẩn mà bạn không biết cách tẩy sạch được hết. Tham khảo những cách đơn giản dưới đây nhé!
- Tẩy vết dơ ở xoong chảo cũng không khó. Xoong chảo bị khét, có những vết dơ khó chùi rửa, muốn sạch, hãy rắc muối lên chỗ dơ, để 1 giờ sau bạn hãy cạo rửa, vết dơ sẽ tróc rất dễ dàng.

- Với những nồi làm bằng đất nung hay thủy tinh thì chỉ cần cho vào lọ cát mịn hoặc vỏ trứng bóp vụn rồi cho nước vào lắc. Sau đó xả lại nhiều lần bằng nước lạnh. Bên ngoài, hãy lấy bông thấm cồn 900 để đánh bóng. Không sử dụng nước bát đĩa vì sẽ bám mùi.

- Sau đó, hãy cho vỏ chanh vào trong nước rửa, chất axit trong vỏ chanh sẽ tạo sự bong loáng cho thủy tinh vì nó sẽ xoá hết các vân tay và dầu mỡ, cũng như khử mùi nồi và chai lọ làm bằng gốm sứ, đất nung.

- Những đồ vật bằng thép bị ố dơ, bị sét, bạn có thể chùi bóng lại bằng cách lấy gỉe nhúng nước cốt chanh chà xát, sau đó chùi khô lại. Với những xoong nồi, hay hộp nhựa, khay nhựa, túi nilon bị mốc cũng có thể cắt trái chanh ra làm đôi chà xát lên chỗ mốc, đến khi hết mốc, rồi lấy khăn khô lau sạch lại.

- Muốn chùi rửa nồi nhôm nấu lâu ngày bị đen vì nước phèn, nhựa rau, bạn hãy lấy nước lã pha với giấm chua cho vào xong rồi đem đun sôi là sạch ngay.


Lưu ý: Khi rửa xoong, nồi bạn phải luôn luôn rửa bằng nước lạnh.