Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2010

Bếp Cho Nhà Diện Tích Hẹp

Ở các khu đô thị, nhất là các đô thị lớn, sự tồn tại của những căn nhà phố (nhà ống) trên các khu đất hẹp và bị biến dạng không phải là hiếm. Việc tổ chức không gian sống, trong đó có nhà bếp trên những địa thế như vậy là cả một vấn đề nan giải...

Trên mặt bằng hẹp và khó, chủ nhà đã bố trí gian bếp vào một góc tuy nhiên cũng để tránh góc nhọn, chủ nhà đã không đẩy bếp sâu vào trong mà đã tận dụng góc nhọn ấy làm sàn nước, tạo thông thoáng cho phòng ăn và bếp.

Cũng từ giải pháp kết cấu của ngôi nhà mà ngay giữa bếp phải tồn tại một chiếc cột chịu lực. Việc không né tránh mà sử dụng kệ treo ôm qua cột, mảng tường phía dưới ốp gạch liên tục đã làm nhẹ và dịu đi cây cột “khó chịu” này. Còn ở phía đối diện là vị trí của tủ lạnh và tủ chén. Có thể coi đây là cách biến tấu sáng tạo trong sơ đồ tổ chức bếp hình chữ H.

Không gian rộng phía ngoài được bố trí làm phòng ăn, ngăn cách một cách ước lệ vối bếp bằng một mặt bàn nhỏ gắn liền và vuông góc với mặt bếp (mặt bàn này vừa là bàn ăn nhẹ, vừa để soạn thức ăn sau khi chế biến), tạo sự tách bạch trong việc phân khu chức năng nhưng vẫn cho phép không gian của bếp và phòng ăn hòa làm một.

bep5.jpg

Tất cả đã làm mất cảm giác tù túng, ngột ngạt của góc nhọn, thay vào đó chỉ còn nhận biết một mảng tường xiên lạ mắt mà thôi. Đó là sự thành công trong việc khéo léo tổ chức không gian sinh hoạt của chủ nhà.

bep3.jpg
bep4.jpg

Tuy vậy, cũng nên lưu ý là với bề mặt bếp hẹp như thế này, gia chủ nên sử dụng như thế nào, và giải pháp sử dụng bếp âm. Còn trong trường hợp sử dụng bếp nổi thì nên hạ mặt bếp ở vị trí đặt bếp để thao tác sử dụng được thoải mái hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét