Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2010

10 Điều Cần Biết Khi Chọn Mua Bếp Âm

Bếp âm là lựa chọn của phần lớn các gia đình hiện nay khi xây nhà mới.
Rõ ràng tính thẩm mỹ, tiết kiệm không gian của bếp âm là những yếu tố giúp mặt hàng này ngày càng được các bà nội trợ ưa chuộng.


Bếp âm trên thị trường hầu hết đều được sản xuất trên nền kính cường lực. Giá của bếp âm hầu như không thay đổi so với những ngày đầu có mặt, vẫn dao động từ 2 – 4 triệu rưỡi đồng đối với dòng gia công tại Châu Á và 4 – 15 triệu đồng cho loại nhập nguyên chiếc từ Ý, Mỹ, Nhật – những quốc gia mạnh về đồ dùng nhà bếp. Khi có ý định mua một chiếc bếp âm, mời bạn tham khảo 10 lưu ý sau đây:

1. Số lượng bếp: Bếp âm có 1 – 6 ổ nấu trên bề mặt, tương đương với số lượng nồi bạn có thể sử dụng cùng một lúc. Tuy vậy, hơn 80% bếp âm có 2-3 ổ nấu thích hợp dành cho gia đình từ 4-10 người. Nếu mua bếp từ 3 ổ trở lên, nên lưu ý khoảng cách giữa các ổ sao cho vẫn đủ cho các chiếc nồi tối thiểu 20cm nấu cùng một lúc. Nếu khoảng cách quá hẹp, việc mua nhiều ổ mà không dùng một lúc sẽ trở nên lãng phí.



2. Điện hay pin: Hệ thống đánh lửa của bếp âm dùng gas có hai loại là dùng điện hoặc pin. Loại dùng pin lại chia làm hai là loại dùng pin tiểu (trung bình 3 tháng thay 1 lần) và dùng pin đại (6 – 9 tháng thay 1 lần). Nếu chọn loại dùng điện theo kiểu cắm dây truyền thống để tránh rắc rối khi thay thế pin, thì bạn cũng cần mua thêm cây kích điện bằng tay (giá khoảng 100.000 đồng) phòng khi nhà cúp điện. Giá của công nghệ này cơ bản không khác nhau.

3. Xuất xứ: Dĩ nhiên hàng nhập khẩu nguyên chiếc từ Ý, Nhật (hai cường quốc về bếp âm) giá sẽ cao hơn nhiều, thường gấp 2-3 lần loại gia công ở nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan… và thường phân biệt bằng dòng chữ Made in Italia hoặc Made in Japan trực tiếp trên bề mặt sản phẩm.

Nếu bếp âm là bếp ga, bạn nên chọn loại lắp ráp châu Á để có giá rẻ, và phần lớn sản phẩm dùng ga không đặt nặng độ bền do nguyên liệu mà lại phải chứng minh qua cách người tiêu dùng sử dụng sản phẩm.



Cùng là Ý, nhưng chữ "Made in" có giá trị hơn "Design in"

4. Dùng gas hay dùng điện: Người Việt Nam chủ yếu dùng bếp âm để nấu gas. Tuy nhiên một số loại bếp âm lại chuyên về bếp điện từ, hoặc kết hợp cả hai. Dùng gas hay điện đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Lời khuyên cho bạn là nên chọn mua một loại để dễ dàng khi sử dụng, tránh cập rập, và nếu kết hợp cả hai thì giá của chúng cũng khá đắt, từ 10 triệu đồng/chiếc trở lên.



5. Nền: Phần lớn bếp âm sản xuất trên nền kính cường lực 10 ly. Cũng có loại lấy đá hoa cương làm nền, bọc inox xung quanh, hoặc có loại làm từ hợp kim thép không rỉ. Nền bếp phụ thuộc vào yếu tố cảm tính, giá thành 3 loại vật liệu này không chênh lệch nhiều. Giá chủ yếu phụ thuộc vào xuất xứ sản phẩm.

6. Đa năng: Một số tính năng mới của bếp âm là hệ thống báo giờ khi nấu ăn ( nút đính kèm), hệ thống ngắt gas tự động, màu sắc đa dạng hơn… Các tính năng này không ảnh hưởng nhiều đến giá thành các loại bếp.




7. Đế chịu: Thường có hai loại là sắt sơn tĩnh điện và gang. Sắt có ưu điểm nhẹ nhưng dáng thanh mảnh, cho cảm giác không chắc chắn nhất là khi chịu lực cho nồi 20 lít trở lên. Đế đúc bằng gang khá to, nặng nên cảm giác vững chãi. Cũng vì nặng nề, khi vệ sinh bạn nên thận trọng vì rất nhiều trường hợp va chạm giữa đế chịu và bề mặt gây hư tổn.



8. Thi công: Thông thường bếp âm được mua trong giai đoạn thi công làm nhà mới, kệ bếp mới nên bạn có thể chọn bất cứ mẫu nào với kích thước không hạn chế. Cũng có trường hợp mua bếp về thay thế thì bạn buộc phải mua theo kích cỡ của bếp cũ hoặc xê xích một chút nhưng không đáng kể. Chiều dài của bếp âm gia đình dao động từ 75 – 86cm. Một số hệ thống phân phối có nhận cắt bếp theo yêu cầu nhưng dĩ nhiên sẽ không sắc sảo như nguyên mẫu. Vì thế nên chọn mua bếp có kích cỡ tương đối, thông dụng để dễ thay thế sửa chữa.

9. Chọn màu: Hầu hết các bấp âm trên thị trường có màu đen vì độ bóng bẩy và cảm giác sạch sẽ, sang trọng. Một vài màu khác như xanh lá cây, xanh dương, cam, trắng kem… dùng cho các không gian nhà có tông màu bếp trùng với màu sơn tường hay cách trang trí. Nếu nhà bạn đã có gam màu nổi hoặc thích sự đơn giản, màu đen cho nền bằng kính chịu lực là lựa chọn hoàn hảo.

10. Phụ kiện và bảo hành: bếp âm đã khá thông dụng nên việc chọn mua phụ kiện không còn khó khăn. Bếp âm khá chuẩn trong cấu trúc, nên phụ kiện của các nhãn hiệu khác vẫn có thể dùng chung nếu cùng kích thước bếp và ổ nấu. Thời hạn bảo hành cũng là vấn đề cần quan tâm, đặc biệt đối với bếp âm điện từ. Thời hạn bảo hành từ 1-3 năm, đặc biệt là sản phẩm nhập nguyên chiếc từ Ý – Nhật chỉ bảo hành 1 năm. Do đó bạn nên chọn loại gia công châu Á nếu muốn bảo hành dài hơn.

Để Phòng Bếp Luôn An Toàn

Phòng bếp "trái tim" của nhà bạn. Vì vậy, vô cùng quan trọng để bếp trở thành một nơi an toàn cho sức khỏe, đặc biệt cho trẻ nhỏ, vốn có sức đề kháng kém hơn người lớn.
Chúng ta vẫn dọn dẹp bếp hằng ngày cơ mà!? Bạn sẽ thắc mắc. Nhưng vấn đề là chất lượng của việc dọn dẹp...

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu vi khuẩn, vi trùng trên diện rộng và họ đã phát hiện số lượng vi khuẩn trên bề mặt bàn nấu ăn, thớt, bồn rửa bát còn nhiều hơn trên nền nhà, phòng vệ sinh và bồn cầu. Nguồn lây lan vi trùng, vi khuẩn là những miếng rửa bát và các loại khăn chúng ta lau bàn. Thớt chiếm vị trí thứ hai. Vị trí thứ ba là ống nghe điện thoại, tay nắm cửa và cách cánh cửa tủ bếp.




Phải làm gì?

- Tổng vệ sinh! Tất nhiên, việc này không thừa. Nhưng để giữ sạch sẽ và vệ sinh thường xuyên cần tuân theo một số quy tắc.

- Luôn luôn rửa tay trước và sau khi nấu ăn. Quy tắc thật đơn giản, nhưng trên thực tế lại không được tuân theo thường xuyên.

- Cần có thớt riêng cho từng loại thực phẩm: rau quả, bánh mì, thịt và cá. Thật đáng tiếc, các bà nội trợ hiếm khi tuân thủ quy tắc đơn giản này, Khi bạn đặt miếng thịt luộc lên thớt dùng cho tất cả mọi thứ, vi khuẩn có thể xâm nhập, thịt sẽ mau hỏng. Còn thịt tươi và cá tươi có thể có thể là nguồn gốc của những bệnh nguy hiểm. Tốt nhất, sau khi chặt thịt tươi nên tráng thớt bằng nước sôi.

- Nếu có khả năng, hãy sử dụng khăn bếp dùng một lần. Chúng thực hiện chức năng lau sạch và cùng với vi khuẩn sẽ rơi vào thùng rác. Nếu không, nên thay miếng rửa bát và khăn lau thường xuyên hơn..

Cần tuân thủ quy tắc

Tuy nhiên, những nguy hiểm ở bếp không chỉ nằm trong các xoong nồi và bát đũa. Bé vẫn chưa hiểu nồi canh nóng, chén trà nóng... vì sao lại nguy hiểm. Vì vậy, bạn phải đặc biệt chú ý tới vấn đề an toàn trong không gian bếp. Và đừng nghĩ rằng thảm kịch chỉ xảy ra ở những gia đình không có ai trông nom trẻ.

Để tai họa không xảy ra

- Khi nấu ăn, quay tay cầm xoong chảo vào phía trong.

- Khi đang nấu ăn không được bế bé trên tay, dù bé có đòi bế - những giọt dầu hay giọt nước nóng có thể bắn vào da bé.

- Khi mở cửa lò nướng phải chắc chắn không có bé bên cạnh.

- Không được mất cảnh giác: các em bé hay thích kéo khăn bàn hoặc lôi các loại dây - vì thật thú vị, phía bên kia là cái gì nhỉ? Bé có thể kéo rơi lên mình ấm điện hoặc cốc trả nóng mới pha.

- Nếu bạn ướng đồ nóng (trà, cacao, cà phê) không bao giờ vừa uống vừa bế con. Chỉ cần một sơ ý nhỏ - bé sẽ bị bỏng nặng. Bạn mướn ngồi nghỉ uống trà - hãy chọn lúc bé ngủ.

- Hãy mua những khóa chốt cho cửa tủ bếp và lò nướng, còn cho bếp ga thì nên đặt màn hình bảo vệ.

- Không được để đồ điện lung tung: những chiếc ấm điện chưa kịp nguội sẽ gây tai họa cho trẻ.

Nếu xảy ra tai họa

Khi bị bỏng, điều trước hết phải làm là ngăn chặn ngay ảnh hưởng chiều sâu của vết bỏng. Vì vậy cần làm lạnh vết bỏng. Tưới nước lạnh hoặc đặt vào vết bỏng một vật lạnh nào đó. Có thể dùng đá để chườm, nhưng cần bọc vải xô trước.

Băng vết bỏng bằng băng được khử trùng. Đừng chọc vết phồng, đừng cắt phần da thừa, bạn có thể làm bé bị nhiễm trùng còn nguy hiểm hơn cả vết bỏng. Những phương pháp chữa trị dân gian kiểu như dùng dầu thực vật, bơ, lòng trắng trứng, kem đánh răng, xà phòng... sẽ "đẩy" vết bỏng vào sâu hơn nữa, gây khó chữa trị.

Bạn thấy đấy, ở bếp có thể xảy ra bất kì chuyện gì. Vì vậy, cần chăm lo cho sự an toàn của bé từng giây từng phút. Hãy để cho bếp nhà bạn thành nơi an toàn nhất trong nhà!

Vị Trí Đẹp Cho Đồ Dùng Trong Bếp

Khi sắp xếp các vật dụng trong bếp, bạn cần chú ý đến tính tiện dụng và khả năng an toàn của đồ vật đối với người làm bếp nhưng cũng đừng quên yếu tố phong thuỷ của các đồ dùng này.

Tủ lạnh là nơi tích tụ nhiều khí lạnh tuy có toả nhiệt nhưng không đáng kể, do đó vị trí thích hợp là hướng bắc vì hướng này đại diện cho nước, bạn cũng có thể đặt tủ lạnh theo hướng hợp với tuổi của mình. Ngoài ra, sự thuận tiện khi sử dụng cũng là điều mà bạn và gia đình nên chú ý.

Bồn rửa bát thường được đặt gần bếp nấu để tạo sự thuận lợi khi làm bếp. Nếu có thể, bạn nên đặt nó ở hướng tây, như vậy sẽ khiến cho bạn có cảm giác thoải mái trong khi nấu ăn.

Bàn ăn luôn là nơi họp mặt đông đủ của gia đình, theo thuyết ngũ hành, những vật hoặc góc tường nhọn cũng không nên dùng tại bàn ăn. Cách tốt nhất là sử dụng bàn tròn hoặc vuông với những gam màu nhẹ tạo sự thanh thoát, ngon miệng trong mỗi bữa ăn. Không nên sơn tường quá nhiều maù hoặc những màu tối như xám, tím vì sẽ làm cho không gian cảm thấy lạnh lẽo.

Vị trí đẹp cho đồ dùng trong bếp

Bếp nấu chính là nơi giữ lửa cho căn nhà, sử dụng rất nhiều năng lượng. Bạn nên bố trí bếp hướng Đông Bắc hoặc về hướng hợp với tuổi của bạn.

Vị trí đẹp cho đồ dùng trong bếp

Với việc sắp đặt vị trí các đồ dùng trong bếp rất đơn giản như vậy, bạn không chỉ cảm thấy thoải mái hơn khi nấu nướng, mà còn giúp cho ngôi nhà bạn thêm gọn gàng và có sinh khí, bởi nó hài hòa được với quy luật phong thủy.

5 Bí Quyết Sắm Đồ Cho Nhà Bếp

Làm thế nào để sắp xếp căn bếp nhà bạn vừa gọn gàng ngăn nắp lại vừa thể hiện tính thẩm mỹ. Sẽ không quá khó nếu bạn đầu tư đúng cách.

1. Người nào vật nào chỗ nấy

Bếp trước tiên phải hợp lý. Bố trí đồ vật trong bếp đúng cách sẽ giúp bạn sử dụng bếp một cách dễ dàng và có hiệu quả. Dù căn bếp của bạn được đầu tư mới hoàn toàn hay là được trang bị lại, thì điều quan trọng nhất trước tiên là sự tiện dụng và mức độ ngăn nắp.


Ngăn chứa đồ chuyên dụng làm cho bếp gọn gàng hơn

Sự ngăn nắp sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian sử dụng bếp. Bạn sẽ không mỏi mắt để tìm lọ hạt tiêu trong đống thìa dĩa vì bạn đã có không gian chứa đồ riêng cho từng vật dụng trong bếp từ các dụng cụ hàng ngày cho đến những loại thức ăn khô dự trữ.

2. Tủ bếp xinh

Tủ bếp thường là vật chiếm nhiều diện tích nhất trong bếp và cũng là nơi dễ bị lộn xộn nhất. Hãy tối ưu hóa không gian chứa đồ bằng cách tự quy định các ngăn chứa đồ cho từng loại vật dụng cụ thể: tất cả các loại đồ hộp cần được dán nhãn và xếp vào cùng một chỗ, các loại gia vị bột nên cho vào các lọ chuyên dụng và đặt lên những ngăn tủ dễ nhìn,... Việc này còn giúp cho bạn tìm đồ dễ dàng hơn.


Tủ bếp mang lại sự ngăn nắp cho căn bếp

Cũng nên để ý đến đặc tính của từng loại dụng cụ: khi xếp đồ sứ hoặc thủy tinh vào cùng một ngăn trong tủ, nên tạo nên những khoảng trống giữa chúng để tránh va chạm.

Bạn cũng nên chọn loại tủ có thể thay đổi chiều cao của các ngăn cho phù hợp với từng loại đồ dùng chứa trong đó. Có thể đặt thêm các tấm đợt dự trữ để tăng thêm khả năng chứa đựng của tủ.

3. Giá đựng đồ bếp

Giá đựng đồ không thể thay thế hoàn toàn tủ bếp nhưng trong một số trường hợp thì lại hiệu quả hơn trong việc chứa đồ, nhất là những đồ vật được dùng thường xuyên.


Giá đựng đồ sẽ tạo cảm giác thông thoáng, dễ sử dụng hơn

Bạn có thể tự làm giá bếp bằng cách sử dụng những tấm ván gỗ, những tấm kính dày hoặc những cánh cửa tủ cũ sơn sửa lại cho phù hợp với căn bếp của bạn đồng thời cũng để tiết kiệm ngân sách. Còn nếu có điều kiện hơn thì nên đặt mua những chiếc giá chuyên dụng, chúng thường được thiết kế để phù hợp với những không gian bếp tiêu chuẩn.


Tủ kết hợp với giá đồng bộ tạo nên một sự tương phản đẹp mắt

4. Độ thẩm mỹ

Màu sắc của các vật dụng làm nên độ thẩm mỹ của căn bếp. Những chiếc giá sơn màu tương phản với màu tường sẽ tạo nên điểm nhấn trong phòng bếp, miễn là màu bạn chọn không quá "chóe". Còn màu gỗ luôn mang lại sự ấm cúng tự nhiên cho không gian ẩm thực.


Màu sắc của đồ dùng và thiết bị làm nên vẻ đẹp của bếp

5. Đồng bộ

Cũng nên chú ý đến phong cách chủ đạo trong căn bếp của bạn. Những chiếc tủ bếp hoa văn sặc sỡ hay những chiếc giá gỗ dày không phù hợp với căn bếp hiện đại. Bạn cũng sẽ dễ dàng nhận thấy sự lạc lõng của những chiếc giá bằng kính trơn hay inox trong căn bếp cổ điển.


Màu gỗ tăng độ ấm áp cho toàn bộ căn phòng

Những chiếc chảo chống dính và những chiếc nồi inox sáng loáng khi được treo lên không những không tạo cảm giác bừa bộn mà còn trở thành những vật trang trí đẹp mắt cho căn bếp. Những chiếc ly thủy tinh treo trên quầy bar cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Afamily

Nhỏ Mà Xinh

Diện tích chật hẹp của các gian nhà phố luôn là bài toán đau đầu cho gia chủ và các kiến trúc sư. Tham khảo vài căn bếp "nhỏ mà xinh", bạn có thể chọn cho mình một mẫu phù hợp


Điều đầu tiên cần chú ý khi sở hữu một gian bếp có diện tích khiêm tốn, đó là sự sắp xếp các vật dụng. Mọi thứ phải ngăn nắp và gọn gàng thì mới tiết kiệm được diện tích bếp.
Bạn cũng nên dùng các loại vật dụng đa chức năng, như một bàn tiếp thực đồng thời cũng là tủ đựng sách dạy nấu ăn hoặc sách tham khảo.
nhanhomaxinh2.jpg Bạn có thể tận dụng từng hốc nhỏ của tủ bếp, tận dụng khoảng trống dưới gầm bàn để đẩy chiếc ghế vào cất ngay sau khi dùng xong. Như thế chỉ cần một khoảng nhỏ đủ để xoay sở nấu nướng, bạn đã có một gian bếp hoàn hảo.

Một không gian mở nối liền phòng khách cũng sẽ giúp bạn khiến cho gian bếp trông rộng hơn diện tích thực sự của nó rất nhiều.

Trong trường hợp đó, bạn có thể đưa phòng ăn ra phía ngoài và kê vài chiếc ghế nơi bàn tiếp thực để ăn nhẹ hoặc ăn sáng. Đó cũng là cách tận dụng hiệu quả mọi công năng của bàn tiếp thực.

Phong Thủy Trong Nhà Bếp

Khi sắp xếp các vật dụng trong bếp, bạn cần chú ý đến tính tiện dụng và khả năng an toàn của đồ vật đối với người làm bếp nhưng cũng đừng quên yếu tố phong thuỷ của các đồ dùng này.

Tủ lạnh là nơi tích tụ nhiều khí lạnh tuy có toả nhiệt nhưng không đáng kể, do đó vị trí thích hợp là hướng bắc vì hướng này đại diện cho nước, bạn cũng có thể đặt tủ lạnh theo hướng hợp với tuổi của mình. Ngoài ra, sự thuận tiện khi sử dụng cũng là điều mà bạn và gia đình nên chú ý.

Bồn rửa bát thường được đặt gần bếp nấu để tạo sự thuận lợi khi làm bếp. Nếu có thể, bạn nên đặt nó ở hướng tây, như vậy sẽ khiến cho bạn có cảm giác thoải mái trong khi nấu ăn.

Bàn ăn luôn là nơi họp mặt đông đủ của gia đình, theo thuyết ngũ hành, những vật hoặc góc tường nhọn cũng không nên dùng tại bàn ăn. Cách tốt nhất là sử dụng bàn tròn hoặc vuông với những gam màu nhẹ tạo sự thanh thoát, ngon miệng trong mỗi bữa ăn. Không nên sơn tường quá nhiều maù hoặc những màu tối như xám, tím vì sẽ làm cho không gian cảm thấy lạnh lẽo.

Vị trí đẹp cho đồ dùng trong bếp

Bếp nấu chính là nơi giữ lửa cho căn nhà, sử dụng rất nhiều năng lượng. Bạn nên bố trí bếp hướng Đông Bắc hoặc về hướng hợp với tuổi của bạn.

Vị trí đẹp cho đồ dùng trong bếp

Với việc sắp đặt vị trí các đồ dùng trong bếp rất đơn giản như vậy, bạn không chỉ cảm thấy thoải mái hơn khi nấu nướng, mà còn giúp cho ngôi nhà bạn thêm gọn gàng và có sinh khí, bởi nó hài hòa được với quy luật phong thủy.

Làm Sạch Xoong Nồi

Những vật dụng nhà bếp như nồi niêu, xoong chảo... cần luôn được giữ sạch sẽ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, sẽ có những vết bẩn mà bạn không biết cách tẩy sạch được hết. Tham khảo những cách đơn giản dưới đây nhé!
- Tẩy vết dơ ở xoong chảo cũng không khó. Xoong chảo bị khét, có những vết dơ khó chùi rửa, muốn sạch, hãy rắc muối lên chỗ dơ, để 1 giờ sau bạn hãy cạo rửa, vết dơ sẽ tróc rất dễ dàng.

- Với những nồi làm bằng đất nung hay thủy tinh thì chỉ cần cho vào lọ cát mịn hoặc vỏ trứng bóp vụn rồi cho nước vào lắc. Sau đó xả lại nhiều lần bằng nước lạnh. Bên ngoài, hãy lấy bông thấm cồn 900 để đánh bóng. Không sử dụng nước bát đĩa vì sẽ bám mùi.

- Sau đó, hãy cho vỏ chanh vào trong nước rửa, chất axit trong vỏ chanh sẽ tạo sự bong loáng cho thủy tinh vì nó sẽ xoá hết các vân tay và dầu mỡ, cũng như khử mùi nồi và chai lọ làm bằng gốm sứ, đất nung.

- Những đồ vật bằng thép bị ố dơ, bị sét, bạn có thể chùi bóng lại bằng cách lấy gỉe nhúng nước cốt chanh chà xát, sau đó chùi khô lại. Với những xoong nồi, hay hộp nhựa, khay nhựa, túi nilon bị mốc cũng có thể cắt trái chanh ra làm đôi chà xát lên chỗ mốc, đến khi hết mốc, rồi lấy khăn khô lau sạch lại.

- Muốn chùi rửa nồi nhôm nấu lâu ngày bị đen vì nước phèn, nhựa rau, bạn hãy lấy nước lã pha với giấm chua cho vào xong rồi đem đun sôi là sạch ngay.


Lưu ý: Khi rửa xoong, nồi bạn phải luôn luôn rửa bằng nước lạnh.

Sắp Xếp Nhà Bếp Hợp Lý

Nhà bếp là nơi người phụ nữ trổ tài nội trợ và chăm sóc gia đình. Nơi này có thể rất sang trọng hay rộng rãi nhưng nếu bạn không biết cách sắp xếp hợp lý, thông minh thì bạn sẽ luôn gặp phiền phức với nó. Để XinhXinh chỉ cách cho bạn nhé!
1. Đủ độ cao cần thiết

Độ cao làm bếp thông thoáng và không bị ngạt mùi khi nấu nướng. Yếu điểm này thường xuất hiện trong các căn bếp ở chung cư vì trần của nhà chung cư thấp, khoảng 2,5m.
Độ cao trần tốt nhất cho bếp phải trên 3m. Ngoài ra, bếp phải có cửa sổ thông gió. Hệ thống hút mùi tốt là giải pháp cần thiết cho những căn nhà trần thấp.

2. Chỉ bố trí đảo bếp khi cần thiết

Hệ thống bàn bếp chữ L hay chữ I cũng có thiết kế đảo đi kèm. Khoảng cách từ bếp qua đảo chừng 1,5m để có lối lưu thông thoáng. Bạn chỉ nên thiết kế đảo khi đảm bảo yếu tố cơ bản này. Nếu không, hãy tiết giản để bếp trông rộng rãi hơn.

3. Hệ thống tủ treo nhỏ gọn


Căn bếp xếp gọn gàng,ngăn nắp giúp bạn nấu nướng nhanh gọn hơn.

Bạn giữ nhiều vật dụng nhà bếp trong tủ bếp, do vậy, bạn phải chia thành hai nơi: bếp treo và bếp đựng để cất giữ.Tủ nên nhỏ gọn, vừa phải và thoáng. Không nên thiết kế một hệ thống tủ dày, to sẽ phá vỡ cảm giác an toàn của bạn khi nấu nướng. Các ngăn tủ không nên sử dụng bằng kính.

4. Bàn ăn

Không nên chọn bàn ăn quá rộng, điều này sẽ làm bàn ăn trống trải, mặt khác sẽ làm cho bếp của bạn chặt trội gây cảm giác khó chịu. Nhưng cần đảm bảo đủ chỗ cho các thành viên trong gia đình. bàn quá chật sẽ gây khó chịu cho người ngồi ăn, làm mất đi sự ngon miệng.

5. Bồn rửa bát, rau củ

Thông thường, mọi người hay rửa bát, rau củ, thịt, cá chung một bồn. Tuy nhiên, cách này không đảm bảo vệ sinh. Chia bồn làm hai giúp bạn dễ thao tác, đảm bảo thịt, cá không dính rau.

Bắt Bệnh Bếp Ga

Bếp ga là dụng cụ nhà bếp không thể thiếu trong mỗi gia đình hiện đại. Nhưng đôi khi, nó lại có những trục trặc khiến bạn phải loay hoay không biết xử lý ra sao. Để XinhXinh giúp bạn nhé!

Các sự cố thường gặp:

- Sự cố về nguồn lửa: Khi bếp gas không bắt lửa, ngọn lửa cháy bất thường, có mùi gas thoát ra ngoài. Bạn cần tắt bếp ngay, khoá van bình đồng thời kiểm tra lại hệ thống dây dẫn của bếp.

- Gas bốc mùi: Do đường dây dẫn gas bị xì, khoá van bị hỏng hoặc ống gas nối sai khớp. Vì thế, hãy mở tung cửa và dùng quạt để giảm bớt nồng độ của gas bạn nên yêu cầu thợ thay bình gas phải kiểm tra độ an toàn của ống dẫn gas.

- Lửa bị bốc (phực): Hiện tượng này thường do, họng lửa được lắp chưa đúng khớp, khe thoát lửa của họng lửa bị nghẹt. Bạn có thể tự mình xử lý bằng cách điều chỉnh lại cho chính xác bộ phận điều chỉnh không khí, kiểm tra lại vị trí họng lửa, đồng thời làm sạch lại khe thoát lửa.

- Bếp gas không bắt lửa: bạn chỉ cần lặp lại động tác bật lửa liên tục cho đến khi không khí trong ống dẫn gas bị tống hết ra ngoài. Đối với dây dẫn gas bị gãy giập, bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn.

Cách sử dụng tiết kiệm ga:

Chỉnh ngọn lửa:

- Lửa của bếp chia làm 3 phần: trên, giữa và dưới. Phần giữa có nhiệt độ nóng nhất, vì thế khi nấu không cần sử dụng lửa quá to, chỉ cần chỉnh sao cho cháy đều xung quanh đáy nồi là được.

- Khi lửa màu vàng có nghĩa là gas không cháy hết, bạn nên kiểm tra cửa gas.

- Đậy kín nắp nồi khi nấu. Điều chỉnh nhỏ lửa khi đồ ăn bắt đầu sôi.

Dụng cụ nấu:

- Khi nấu lửa nhỏ, chọn xoong, nồi cỡ nhỏ đồng thời loại xoong, nồi có đáy lớn nên mở lửa lớn để tránh hao gas.

- Các loại nồi áp suất, nồi nhôm… sẽ giúp tiết kiệm gas khi nấu. Bạn có thể sử dụng thêm vòng kim loại để tiết kiệm gas.

- Không nên nấu một lượng thức ăn nhỏ trong mộtư vậy sẽ rất lãng phí gas. Bạn có thể mua lưới tăng nhiệt sẽ tiết kiệm được lượng gas đáng kể.

- Tránh để các luồng gió thổi vào ngọn lửa khi nấu

Lưu ý khi sử dụng: Nên chuẩn bị sẵn sàng các công việc như rửa rau, vo gạo, thái xong thịt... rồi mới dùng bếp. Số lần vặn, bật bếp nhiều lần sẽ làm gas thoát ra ngoài càng nhiều.

Lời khuyên cho bạn:

- Khi đang sử dụng, nếu thấy bếp cháy không bình thường, nên khóa van bình gas ngay lập tức và kiểm tra lại bếp.

- Tránh mở hoặc tắt bếp gas nhiều lần sẽ làm hao gas và giảm tuổi thọ của bếp.

- Kiểm tra ống dẫn gas thường xuyê n để phát hiện rò rỉ một cách sớm nhất. Thay ngay các đoạn nối kết ống khi có dấu hiệu rò rỉ gas.

- Nếu bạn phát hiện có chỗ rò rỉ gas, nhanh chóng tắt gas và tuyệt đối không bật lửa gần những đoạn bị rò rỉ gas.

- Không nên cố gắng tự mình sữa chửa những bình ga bị rò rỉ gas, hở van, hãy đưa đến những cửa hàng đảm bảo chuyên môn.

- Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc đừng hong khăn, các loại vải sợi trên bếp.

- Nên mua loại bếp gas có thiết bị an toàn khi lửa tắt đột ngột, thiết bị an toàn sẽ tự động ngắt nguồn gas không cho gas vào ống dẫn bên trong bếp, tránh các rủi ro gây ra bởi hiện tượng rò rỉ gas.

Khắc Phục Một Số Sự Cố Của Bếp Gas

Các bộ phận của bếp gas nhìn thấy bên ngoài gồm có: họng lửa (hay còn gọi là hoa sen), chân kiềng, kiềng, nút đánh lửa. Khi sử dụng bếp gas, các bà nội trợ cần phải quan sát và hiểu rõ các bộ phận này để sử dụng gas an toàn và tiết kiệm.


Khi đang sử dụng bếp gas, nếu thấy lửa cháy không bình thường, nên khóa van bình gas ngay lập tức và kiểm tra lại bếp. Nếu phát hiện ngọn lửa cháy không đều, bạn phải tháo họng lửa ra và rửa bằng nước sạch. Ngoài ra, bạn cũng cần phải quan sát khe thoát lửa trên họng lửa có bị nghẹt hay không.

Nếu họng lửa bị nghẹt, bạn có thể dùng ghim nhọn hoặc bàn chải sắt để làm sạch khe thoát lửa. Sau khi làm vệ sinh xong, cần phải hong khô họng lửa trước khi lắp lại đúng vị trí. Đồng thời đánh lửa liên tục để xem chúng đã hoạt động bình thường hay chưa. Nếu bộ phận đánh lửa bị bám bẩn, việc đánh lửa cũng gặp khó khăn. Do đó, bạn nên kiểm tra kỹ bộ phận này bằng cách tháo kiềng bếp ra và nếu phát hiện bụi bẩn, hãy dùng vải khô để lau sạch.

Hiện nay, hầu hết các bình gas đều được lắp đặt van an toàn để khi xảy ra sự cố, van an toàn sẽ tự động ngắt nguồn gas cung cấp cho bếp. Tuy nhiên, thiết bị an toàn này cũng không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối. Vì vậy, bạn cần phải chủ động trong việc đảm bảo an toàn trong sử dụng gas.

Những sự cố về bếp gas thường gặp:

Bếp gas không bắt lửa: Hiện tượng này phần lớn là do trong ống dẫn gas có không khí, dây dẫn gas bị chèn hay bị gãy giập, bộ phận đánh lửa bị bám bẩn... Để khắc phục tình trạng ống dẫn gas có không khí, bạn chỉ cần lặp lại động tác bật lửa liên tục cho đến khi không khí trong ống dẫn gas bị tống hết ra ngoài. Đối với dây dẫn gas bị gãy giập, bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn.

Ngửi thấy mùi gas: Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do dây dẫn gas bị xì, ống dẫn gas không nối đúng khớp, van khóa gas bị hư... Khi phát hiện sự cố này, bạn nên thông báo cho tổ kỹ thuật của hãng gas mà gia đình đang sử dụng để được sửa chữa kịp thời.

Lửa bị phựt: Hiện tượng này thường do nhân viên lắp đặt bếp gas chưa điều chỉnh chính xác bộ phận điều chỉnh không khí, họng lửa được lắp chưa đúng khớp, khe thoát lửa của họng lửa bị nghẹt. Khi bắt gặp sự cố này, bạn có thể tự mình xử lý bằng cách điều chỉnh lại cho chính xác bộ phận điều chỉnh không khí, kiểm tra lại vị trí họng lửa, đồng thời làm sạch lại khe thoát lửa.

Cách Làm Sạch Rổ

- Nước rửa chén
- Giẻ mềm
- Bàn chải bản to
- Bàn chải đánh răng trẻ em

Thực hiện:


1. Pha nước rửa chén vào 1/2 chậu nước. Đặt rổ vào, dùng bàn chải, chải dọc và chải ngang theo các thanh sắp xếp của rổ. Bàn chải sẽ len vào các thanh và chải sạch mọi vết bẩn. DÙng giử mềm rửa lại bề mặt trong và ngoài rổ.

2. Vành rổ là nơi vết bẩn bám lại dễ và nhiều nhất. Dùng bàn chải đánh răng của trẻ để cọ sạch phía trong vành rổ.

3. Đối với những chiếc rổ lỗ bé, nên xoay tròn bàn chải để loại sạch hết mọi vết bẩn.

4. Khi làm sạch những chiếc rổ kèm chậu, ngoài thao tác rửa rổ như trên, bạn nên dùng giẻ mềm để rửa chậu. Bàn chải sẽ kh ông có tác dụng tốt trong việc làm sạch những chiếc chậu mà có thể làm chậu dễ bị xước và tạo khe cho vi khuẩn bám lại nếu chà quá mạnh.

5. Rửa rổ lại dưới vòi nước chảy.

6. Treo lên móc cho khô.

Chú ý:

- Không nên đặt rổ đựng thực phẩm trực tiếp xuống nền
- Khi dùng rổ để đựng thực phẩm tươi sống phải rửa lại ngay bằng nước rửa chén
- Không nên để đồ ăn nóng vào rổ nhựa ( sau khi luộc măng, rau)

Dùng Nồi Áp Suất Hiệu Quả

Lúc bắt đầu nấu, nếu thấy có hiện tượng hơi thoát ra từ phần nắp nồi và thân nồi, như vậy là nắp nồi chưa được đậy kín. Cần xoay nắp ngược chiều kim đồng hồ theo chiều mở ra. Kiểm tra lại vòng đệm cao su làm kín đã đúng vị trí chưa. Sau đó xoay nắp theo chiều đậy từ từ để thoát hết hơi trong nồi ra. Lúc này nắp nồi mới thật sự được đậy kín.



Sử dụng nồi áp suất điện phải lưu ý đến lượng thức ăn giới hạn khi cho vào nồi. Đối với thức ăn có độ nở cao và sinh bọt nhiều như cháo, đậu, bắp Lượng thực phẩm giới hạn cho vào là 2/3 dung tích nồi. Đối với các thức ăn khác (thịt, cá) lượng thực phẩm giới hạn không quá 3/4 dung tích nồi.

Khi nấu cháo, thấy van an toàn thoát hơi nóng ra ngoài thì phải giảm nấc điện để tránh tình trạng cháo sôi mạnh. Nước cháo sẽ chảy từ từ ra ngoài theo đường van an toàn.

Khi nấu xong, nhắc từ từ van an toàn ra khỏi vị trí để xả bớt áp lực trong nồi. Sau một khoảng thời gian vài phút hãy mở nắp nồi. Lưu ý khi nắp nồi không còn bị áp lực bên trong làm gắn chặt vào thanh gài hoặc ngàm. Lúc đó nắp nồi tự động được nới lỏng, xoay thật chậm nắp để hơi nóng bên trong thoát ra từ từ ở nơi tiếp xúc giữa nắp và thân nồi, rồi hãy mở nắp để tránh tình trạng hơi nóng hoặc nước nóng bắn vào tay.

Thường xuyên vệ sinh van an toàn, ống xả để bảo đảm an toàn khi sử dụng nồi áp suất.

Máy Lau Sàn Nhà Hơi Nước

Công việc lau quét dọn nhà cửa là một điều thật không thú vị với bạn chút nào.Nhưng đó lại là công việc bắt buộc với tất cả các bà nội trợ.
Máy lau sàn hơi nước thật sự là một phát minh tuyệt vời cho bạn. Máy nhỏ gọn, cách sử dụng đơn giản nhưng kết quả thật hoàn mỹ, thời gian nhanh gấp 2 lần so với cách thông thường

Bên cạnh đó, máy có thể tiệt trùng các loại vi khuẩn, nấm mốc, vi sinh vật để bảo vệ tốt sức khỏe cho những người thân yêu của bạn. Đặc biệt khi bạn có con nhỏ thì việc giữ cho sàn nhà thật vệ sinh, thật sạch để đảm bảo sức khoẻ cho bé lúc vui chơi trên sàn nhà quả thật là quan trong.

Công dụng của máy lau sàn hơi nước thật
đáng để cho bạn quan tâm.

Máy có thể tẩy sạch, loại bỏ tất cả các chất bẩn bám chặt và cứng đầu nhất trên sàn nhà
Với luồng hơi mạnh với độ nóng cao sẽ làm tan biến mọi vết bám dính và sàn khô nhanh hơn.
Đặc biệt là máy có thể tiệt trùng rất tốt các loại vi khuẩn, nấm mốc, vi sinh vật vốn các lọai cây lau nhà bình thường không thể làm được.Chỉ sử dụng duy nhất là nước không cần chất tẩy rửa nào cả nên không lưu lại hóa chất có hại trên sàn mà vẫn sạch và nhanh hơn bất kỳ phương pháp tẩy rửa nào khác.Phù hợp với mọi loại sàn, kể cả gỗ, thảm.

Máy gọn nhẹ dây điện dài 5m rất tiện lợi trong việc di chuyển làm vệ sinh trong nhà.Thời gian tạo hơi nước của máy rất nhanh, chỉ khoảng 30 giây.Tác động của hơi nóng làm cho các sợi vải giãn ra hút và giữ lại các bụi bẩn bên trong. Việc vệ sinh khăn lau dễ dàng chỉ cần giặt phơi khô và sử dụng lại.

Máy Xịt Thơm Phòng Tự Động

Bạn có từng băn khoăn tự hỏi tại sao khi bước vào các văn phòng cao ốc, văn phòng làm việc, nhà hàng khách sạn lớn…ta luôn cảm thấy có một mùi hương ngọt ngào lan toả lan toả khắp phòng mà không hề nhìn thấy bóng dáng nhân viên dùng tay xịt nước hoa như chúng ta vẫn thường làm ở nhà? Và có cách làm để ta luôn giữ được mùi hương yêu thích quanh ta sau một ngày làm việc mệt mỏi, cho ta cảm giác thoải mái, dễ chịu khi ở nhà ? Mọi thứ đều vô cùng đơn giản với " Máy xịt phòng tự động" tạo hương thơm mát cho căn phòng của bạn.



Đây là loại máy xịt phòng tự động có thể cài đặt chế độ ngày và đêm theo ý muốn, máy có kích thước nhỏ gọn nhất trên thị trường nên có thể đặt ở mọi nơi, bạn còn có thể sử dụng máy để đặt trong xe hơi. Máy có khả năng cài đặt khoảng cách thời gian cho mỗi
lần phun và tắt theo yêu cầu người sử dụng. Máy sử dụng loại dầu thơm dạng tinh dầu (300 ml) có mùi thơm và thời gian giữ mùi lâu hơn các loại dầu thơm xịt phòng thông thường.

Máy xịt thơm phòng tự động này được nhập khẩu từ Hàn Quốc , sản phẩm này có kích thước nhỏ gọn, đẹp, sang trọng, hiện đại dễ lắp đặt, dễ cài đặt có thể để bàn hoặc treo tường, máy có trọng lượng khoảng 300g, cao 20cm, rộng 9cm, dầy 8cm.

Máy có nhiều tính năng mở rộng: Được trang bị hệ thống mạch điều khiển điện tử thông minh, có chế độ cài đặt thời gian theo nhu cầu của con người, khoảng cách mỗi lần xịt có thể từ 7 phút đến 45 phút…có chức năng cảm nhận ánh sáng (chỉ hoạt động vào ban ngày còn ban đêm tự động nghỉ hoặc chỉ hoạt động vào ban đêm còn ban ngày tự động nghỉ hoặc hoạt động 24/24h tuỳ theo nhu cầu cài đặt của mỗi người).

Máy có tác dụng: Khử các mùi hôi, mùi nhà bếp, mùi thuốc lá, mùi ẩm mốc mùi khai của trẻ nhỏ/ người già ốm, mùi sơn mới , gỗ của nhà mới xây…

Những Cách Làm Sạch Thông Dụng

Làm sạch đồ vật gia dụng là một nguyên tắc đặc biệt trong việc giữ được vẻ ấm cúng và những cảm xúc thân thiết cho ngôi nhà của mình. Chúng tôi giới thiệu một số cách làm sạch đồ vật được yêu thích của các bà nội trợ để làm ngôi nhà của bạn mỗi ngày một rạng ngời trong niềm hạnh phúc gia đình.
Đánh bóng chảo đồng

Cách xử lý này sẽ giúp bạn đánh bóng chiếc chảo đồng nhanh chóng đến mức ngạc nhiên. Phần thưởng vui thích cho việc làm bóng chảo đồng này là những hóa chất mà bạn dùng đều là loại rẻ tiền. Tất cả những thứ bạn cần là một quả chanh và một nhúm muối hột. Rắc muối lên mặt cắt của nửa trái chanh, rồi chà xát lên mặt trong và ngoài của chiếc chảo đồng, chẳng mấy chốc nó sẽ sáng bóng lên rạng rỡ.

Đánh bật vết bẩn rượu vang

Nếu bạn thường xuyên lui tới những chốn tiệc tùng thì những vết bẩn trên quần áo do rượu vang gây ra là điều khó tránh khỏi. Có vài cách đơn giản để đảm bảo vết rượu vang không còn lưu lại trên bộ đồ vía yêu thích của bạn nữa. Nếu là vải mỏng, ngâm vết bẩn vào alcohol. Thêm vào chút dấm trắng để tẩy sạch vết dơ còn lại trên vải.

Nếu là chất liệu vải dày, rắc muối lên chỗ dính rượu vang trên áo khoác của bạn, để trong vòng 5 phút. Căng vùng vải dơ lên miệng một cái chén, cột chặt lại bằng một sợi dây thun. Đặt vào chậu rửa chén, cẩn thận giội nước sôi lên toàn bộ vết dơ thật chậm và kỹ lưỡng.

Đánh bóng đồ gỗ bằng sáp

Nhiều món đồ gỗ gia dụng mốt mới thường được bảo vệ bằng một lớp nhựa tổng hợp trên bề mặt. Song, thực tế không có sự bảo vệ nào có thể chống lại sự tàn phá của bụi bặm và ẩm mốc. Chọn cách đánh bóng bằng một hỗn hợp nhão như sáp - loại đựng trong hộp thiếc dành riêng đánh bóng đồ gỗ - là giải pháp tốt nhất cho bạn.

Lau sạch bề mặt gỗ, bắt đầu phết sáp lên bề mặt đồ gỗ, đánh bóng bằng một miếng giẻ hoặc mẩu quần áo cũ. Để khô trong 10-25 phút, đánh bóng lại bằng vải mềm.

Lau chùi cửa kính bằng chổi cao su

Những tấm kính cửa sổ dính bụi dơ sẽ không còn là vấn đề khó khăn trong khi lau chùi nữa nếu bạn sử dụng cây chổi cao su để làm sạch chúng. Cách làm sạch này nhanh chóng và hiệu quả hơn là bạn lau sạch cửa kính bằng giẻ hoặc giấy báo. Có nhiều kích cỡ đa dạng cũng như phần gờ cao su mảnh và thay đổi được chiều dài giúp bạn lùa cây chổi vào những chỗ cao nhất trên cánh cửa kính cần lau chùi.

Nhúng chổi cao su vào một xô nước nóng và nhỏ vào vài giọt nước xà bông rửa chén. Làm ướt cửa sổ rồi bắt đầu cọ rửa những vết bẩn trên mặt kính. Thấm ướt chổi cao su, bắt đầu đẩy chổi từ góc cửa kính đi ra, lau trên mặt kính từ trên xuống dưới. Lặp lại nhiều lần sẽ giúp cánh cửa kính của bạn sạch bóng. Đối với cửa sổ kính lớn, bạn cần một cây chổi cao su có kích cỡ lưỡi cao su dài để lau cho nhanh chóng và hiệu quả. Sau khi lau kính bằng chổi
cao su, lau khô ngưỡng cửa sổ bằng giẻ sạch.

Chùi sạch vết sáp nến

Những ánh nến lung linh mang lại vẻ êm đềm lãng mạn cho những bữa tiệc đêm, nhưng việc chùi sạch những giọt sáp nến vương lại trên mặt bàn gỗ thì lại chẳng hấp dẫn chút nào! Để chùi sạch sẽ chúng và trả lại mặt bàn
vẻ nguyên trạng, bạn hãy làm nóng chảy những vết sáp bằng máy sấy tóc trong vài giây, sau đó chà lên vết sáp bằng cạnh một tấm card nhựa. Chùi sạch phần còn lại bằng giẻ vải sạch.

Nếu không dùng cách trên mà bạn muốn chùi sạch vết sáp nến bằng những mẩu vải, hãy dùng đá lạnh
để chà sạch chúng. Hoặc có thể bỏ vật bị dính sáp nến vào tủ lạnh, chà sạch vết sáp nến, sau đó dùng một loại dầu hòa tan hoặc rượu mạnh để chà sạch phần còn bám lại. Bạn cũng có thể chà sạch vết sáp nến bằng alcohol, để khô ráo và dùng hóa chất tẩy rửa để rửa sạch lại món đồ dùng đã dính sáp nến.

Lau sạch bụi bằng... lông cừu

Có khá nhiều vật dụng dùng để lau chùi bụi bặm cũng hiệu quả không kém cây chổi lông gà truyền thống để bạn có thể làm tốt hơn công việc dọn dẹp bụi hằng ngày. Chất dầu trong len lông cừu sẽ giúp hút chặt những
hạt bụi, gắn túm lông cừu vào đầu cây gậy dài để có thể phủi bụi trên cánh cây quạt trần hoặc có thể với tới những đồ đạc cố định ở xa tầm với.

Một cây cọ sơn lớn làm bằng lông thú tự nhiên có thể giúp bạn phủi bụi ở mọi góc khuất, bạn cũng có thể dùng cọ sơn để phủi bụi ở những nếp gấp của chụp đèn ngủ. Và sức hút tĩnh điện trong tấm kh
ăn lau bằng vải cũng mang đến cho bạn giải pháp đơn giản mà cực kỳ hiệu quả khi chỉ việc lau chúng trên mặt đồ gia dụng bằng gỗ phủ dầy bụi.

Tự tạo một thùng đựng đồ nghề làm sạch

Để dễ dàng hơn cho việc làm sạch nhà cửa, dùng một cái xô để chứa những đồ nghề giúp cọ rửa nhà cửa cơ bản nhất: bình xịt chứa dung dịch tẩy sạch mọi vật dụng và dung dịch tẩy sạch dành riêng cửa kính, chất tẩy rửa hoặc bột soda, một bàn chải đánh răng (dùng chà rửa đường nứt hoặc nhữn
g kẽ hở nhỏ), một cây chổi cao su, một đôi găng tay cao su (giữ cho chúng luôn khô ráo), một bàn chải có cán dài, vài tấm khăn tắm.

Đặt thùng đồ nghề vào toillet khi bạn đã hoàn tất công việc dọn dẹp lau chùi nhà cửa, và những món đồ nghề của bạn luôn sẵn sàng cho việc lau chùi nhà cửa sáng bóng lên vào bất cứ lúc nào cần tới.

Làm sạch tủ lạnh

Nhiệm vụ này thường khiến bạn dễ nản lòng khi đứng trước chiếc tủ lạnh to đùng bề bộn, lem luốc từ trong ra ngoài. Song bạn có thể làm công việc nhàm chán này dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. Việc đầu tiên là lau sạch những vũng nước tràn trên những mặt phẳng trong tủ lạnh để chúng không biến thành những vệt bẩn. Hãy tạo thói quen dọn sạch những thực phẩm cũ trong tủ lạnh mỗi tuần.


Cứ mỗi vài tháng lau sạch bên trong tủ lạnh bằng cách pha hai muỗng bột soda (natri cacbonat) vào 1/4 lít nước ấm. Dời các ngăn kéo và kệ ra ngoài để lau chùi sạch bằng dung dịch trên. Nên đặt những tấm kệ bằng kính vào phòng có nhiệt độ ấm trước khi lau rửa bằng dung dịch nước ấm kể trên để chúng không bị nứt vỡ. Nước ấm cũng sẽ làm các phần khác giảm bớt sự đông lạnh. Dùng bàn chải đánh răng để chà sạch những vết dơ trong góc khuất hoặc kẽ nhỏ trong tủ lạnh. Hai lần mỗi năm, dùng máy hút bụi hoặc chổi quét bụi để làm sạch bộ phận điện phía sau giữ cho tủ lạnh không bị quá nhiệt.

Sử dụng công năng đặc biệt của máy hút bụi


Nhiều loại máy hút bụi mốt mới mang lại những giá trị cộng thêm, nhưng những công năng ấy thường dễ bị lãng quên không được dùng đến. Nếu biết khai thác hết công dụng, chiếc máy hút bụi của bạn sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong việc dọn dẹp nhà cửa tinh tươm. Bạn có thể chạy máy hút bụi lên mặt bọc vải của ghế dài, giường hoặc những đồ vật bọc vải khác để tẩy sạch bụi trên đó.

Món đồ phụ tùng gắn vào máy hút bụi dành cho sàn nhà (bên phải, ảnh dưới) được sử dụng tốt nhất cho việc quét bụi ở sàn nhà trống, những tấm thảm trải sàn đẹp và đắt tiền, những chất liệu trải sàn có sợi bện cứng. Cây bàn chải nhỏ này sẽ nhẹ nhàng chà trên bề mặt những tấm thảm hoặc chất liệu "khó chịu" kể trên để giữ chúng không bị hư vì xù lên. Dụng cụ ống nhọn (ở dưới cùng trong ảnh) sẽ giúp bạn hút bụi ở những góc hẹp hoặc những khoảng trống nhỏ giữa các đồ vật. Và bạn nên dùng chổi phủi bụi (bên trái, ảnh dưới) để làm sạch bụi trên rèm cửa, kệ sách, chân ghế, màn cửa, cửa chớp.

16 Cách Giữ Nhà Gọn Gàng

Là phụ nữ, bạn mang trê n mình trọng trách “nội tướng” của gia đình. Căn nhà lúc nào cũng sạch gọn, thoáng mát sẽ khiến ông xã muốn trở lại tổ ấm hơn sau mỗi chiều tan sở. Trước khi vào vai cô Tấm chui ra từ quả thị, bạn hãy tự hỏi mình các câu hỏi sau:


1. Cái gì không dùng được nữa?



Hãy tự nghĩ xem phần nào trong ngôi nhà quan trọng nhất với bạn và tập trung vào lau dọn phần đó. Trước hết bạn xem lại đồ nào không còn dùng được nữa, vứt bỏ chúng đi mang lại ích lợi gì. Sau đó hãy nghĩ đến việc không gian nhà trông sẽ như thế nào và tiện lợi cho bạn ra sao khi được “giải phóng” khỏi những thứ đồ lỉnh kỉnh ấy.



2. “Vùng nguy hiểm” nằm ở đâu?



Hãy để tâm ngay lập tức nếu mỗi lần mở tủ bạn lại thấy đồ đạc trong đó rung lên hoặc rơi lả tả. Cần cảnh giác với loại tủ bằng vải bởi ta có xu hướng nhồi nhét đủ thứ vào đó, kể cả khăn và giấy cuộn toilet. Thêm một điểm cần lưu ý, không bao giờ để giấy hay hộp bìa các-tông ở gần nguồn nhiệt.



3. Hôm nay cần làm gì?



Lên danh sách những việc cần làm trong ngày và tự quyết định cái nào quan trọng nhất. Có thể phân loại công việc ra hai cột: Việc nhà, việc cơ quan. Đánh dấu vào những việc quan trọng hoặc bổ sung một danh sách nhỏ gồm nhiều nhất 4 việc cần ưu tiên. Một nguyên tắc nên nhớ là cố gắng đơn giản hóa để bạn không cảm thấy bị quá tải.



4. Bỏ cái gì đi trước?



Nên chọn đám bừa bộn nhất để dọn đầu tiên, và dọn đồ lớn trước, như vậy bạn sẽ giải phóng không gian nhanh hơn và thấy rõ kết quả công việc. Sách và tạp chí thường là những thứ bừa bộn nhất, hãy “ưu tiên” thu dọn chúng ngay.



5. Đồ nào để đâu?



Trước mỗi thứ đồ, hãy nghĩ xem bạn muốn giữ lại, vứt đi, mang đi làm từ thiện hay tái sử dụng, rồi gom chúng thành từng thùng theo mục đích đã đề ra.



6. Cái này dùng nữa không?



Nếu thấy mình đã tận dụng đủ giá trị sử dụng của đồ vật, hãy vứt chúng đi. Nếu không chắc chắn, nên tự hỏi: “Đồ vật này có còn hữu ích cho mình không? Liệu mình có khi nào cần dùng đến nó?”.



7. Ai cần đồ này hơn mình?



Bạn nên có danh sách các tổ chức quyên góp đồ từ thiện, nơi sẽ nhận những thứ bạn không còn dùng như sách, quần áo cũ, đồ nội thất cũ, các vật dụng gia đình và mang chúng đến cho những người cần hơn.



Thực tế, có đến 80% đồ đạc tích trữ bị lãng quên ở một góc nào đó mà bạn không tài nào nhìn ra nữa.



8. Khu vực nào lộn xộn?



Góc nào trong nhà bạn phải oằn mình với vài thùng catalog, giấy báo và hóa đơn? Bạn mất công tìm kiếm đồ để mặc trong những chiếc tủ nào? Có bao nhiêu lọ nước sốt cà chua trong tủ lạnh của bạn? Những người có tủ lạnh sắp xếp không quy củ thường mất công mua thêm nhiều đồ gia vị mà lẽ ra nếu ngăn nắp họ đã có thể dễ dàng tìm thấy rồi.



9. Mình có thể vứt chúng đi đâu?



Hãy mua những chiếc giỏ đựng thật xinh xắn, tất cả các hóa đơn sẽ được để vào giỏ này, thư từ ở giỏ kia. Khi các giỏ quá đầy, bạn ngồi xuống và phân loại chúng. Dùng lại, xé hoặc vứt những thư rác, tạp chí bạn không đọc nữa. Và nếu có tờ báo cuối tuần nào đó còn vương vãi trong nhà chưa được đọc tới, nên tạm dừng đặt mua trong một thời gian.



10. Tìm hóa đơn ở đâu?



Giữ các hóa đơn, giấy tờ quan trọng trong một thư mục cứng hoặc đóng thành quyển với các ngăn nhựa plastic. Mỗi ngăn bạn dán nhãn tên dịch vụ có hóa đơn cần chi trả để tiện theo dõi. Lưu ý sắp xếp hóa đơn theo thứ tự thời gian, từ gần nhất đến xa dần.



11. Bếp tiện lợi



Hãy tự hỏi mình xem nhé, bạn hay dùng cái gì nhất? Về cơ bản, gia đình bạn cần bao nhiêu cốc, bát, đĩa, đũa ăn? Những thứ bạn không thường xuyên dùng, hãy đặt lên giá cao trên cùng còn bát đũa ăn hàng ngày nên đặt ở ngăn trước mặt, dễ lấy.



Với các hộp đựng có nắp, bạn nên để hộp và nắp riêng thành hai chồng, sắp xếp theo kích cỡ. Các dụng cụ thường xuyên phải dùng khác có thể cất vào ngăn kéo để cần là có thể với tay lấy được ngay.



Phân loại chai, lọ và đồ hộp. Đặt các loại gia vị vào cùng một ngăn, đồ hộp và mứt cũng gom lại tương tự.



12. “Dọn” máy tính thế nào?



Một cách cực kỳ đơn giản là bạn lưu trữ toàn bộ tài liệu của mình vào trong các thư mục hoặc thư mục con, giống như cách bạn lưu trữ giấy tờ trong các thư mục cứng, cặp đựng tài liệu. Nếu con của bạn cũng dùng chung máy tính, hãy tạo cho cháu vài thư mục lưu trữ tương tự, giờ thì màn hình nền của bạn có thể đã thông thoáng hơn rồi.

Kiểm Tra Hóa Chất Làm Quả Chín Nhanh

Cục Bảo vệ Thực vật vừa thu mẫu lọ thuốc Ethrel, được dân thôn Thu Quế, thị trấn Phùng (Hà Nội) dùng để thúc chín hoa quả trong vài tiếng, gửi đi phân tích xem chứa chất gì, cơ chế làm quả nhanh chín ra sao và ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người dân.

Ông Trịnh Công Toản, Chánh Thanh tra Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp cho biết, hoạt chất Ethrel được đựng trong lọ chỉ ghi toàn tiếng Trung Quốc, không biết thành phần cụ thể ra sao nên Labo kiểm tra sẽ phải chạy thử hơn 40 hoạt chất để tìm xem thuốc này bao gồm những chất gì và gây độc hại thế nào khi sử dụng.

Bên cạnh việc phân tích chất này, Cục cũng sẽ chỉ đạo các địa phương quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, tịch thu toàn bộ lượng Ethrel.

Hiện Cục cũng đang tiến hành thu mẫu của các loại rau quả ở Lạng Sơn và chợ Long Biên, Hà Nội để phân tích kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và sẽ có kết quả trong tuần này.

Tuy nhiên, theo giáo sư Nguyễn Quang Thạch, Viện trưởng Sinh học Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp 1, hoạt chất Ethrel là một chất ở trạng thái dung dịch, khi bôi hoặc ngâm quả, sẽ sản sinh ra chất khí etylen thúc đẩy enzime giúp quả nhanh chín.

Giáo sư Thạch cho biết, đây là một chất rất thông dụng trên thế giới để dùng giấm quả. Nếu dùng ở nồng độ bình thường, chất này có tác dụng làm quả chín nhanh hơn, hình thức đẹp hơn, tuy hương vị có thể không bằng quả chín tự nhiên nhưng hoàn toàn không gây độc hại.


Vietbao (Theo: Vnexpress)

Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm: Mâu Thuẫn Giữa An Toàn & Lợi Nhuận

Phần lớn hàng rau củ quả từ Trung Quốc nhập về thường không biết chính xác nguồn gốc từ tỉnh nào trong nội địa Trung Quốc. Người dân địa phương tại đây thường sử dụng "quyền ưu đãi" của chính sách cư dân biên giới khi mang hàng hóa dưới 2 triệu đồng thì không phải khai báo hải quan. Vì vậy rau xanh, củ (khoai tây), cà chua, ớt xanh... thường vào Việt Nam theo kiểu này và số hàng này chỉ phải kiểm dịch rất nhanh tại cửa khẩu Tân Thanh... bằng test nhanh!

Thuốc BVTV: Có cầu là có cung

Có mặt tại của khẩu Tân Thanh sáng 29/11, trong vai những người đi buôn hoa quả, chúng tôi đã làm quen với chị Vũ Thị Thành, người thường xuyên “cư ngụ” ngay tại khu vực làm giấy thông hành của cửa khẩu với ý định nhờ chị chỉ mối để mua ít thuốc BVTV. Ban đầu chị Thành còn dè chừng cho hay, chỉ chủ hàng quen mới mua được thuốc BVTV, nhưng có lẽ vì “cả nể” chúng tôi cứ năn nỉ mãi nên một lúc sau chị Thành bảo “để tôi gọi nhờ người quen bên chợ Pò Chài (Trung Quốc) xem có giúp được không”. Vài phút sau, chị Thành thông báo tin vui “800 nhân dân tệ (NDT)/bộ thuốc BVTV gồm 4 lọ, đồng ý thì chị giúp”...

Lấy mẫu trái cây để xét nghiệm nhanh tại cửa khẩu Tân Thanh

Lấy mẫu trái cây để xét nghiệm nhanh tại cửa khẩu Tân Thanh

Thấy chúng tôi đồng ý ngay, chị Thành bảo thêm “cô, chú muốn mua bao nhiêu cũng có, nhưng phải đợi lấy hàng từ trong Bằng Tường ra, ngay tại chợ Pò Chài chỉ dành cho khách “đặc biệt” là những chủ hàng buôn đã quen nhau”. Nói xong, người đàn bà này thoăn thoắt ra làm giấy thông hành để sang Pò Chài. Không để chúng tôi chờ quá lâu, 30 phút sau, chị Thành đã có mặt trước cửa khẩu Tân Thanh, tay cầm một túi bóng gồm lỉnh kỉnh những chai lọ và tờ rơi quảng cáo in màu.
Mặt dù tờ quảng cáo này đã in cả tiếng Trung lẫn tiếng Việt giới thiệu về công dụng và hướng dẫn sử dụng nhưng để tạo thêm sức hấp dẫn với chúng tôi, chị Thành vẫn hướng dẫn nhanh: "Có nhiều loại thuốc làm trái cây tươi lắm nhưng những loại chị mua hộ này là những thứ mà thông dụng mọi người hay mua để sử dụng. Một bộ này giá 400 tệ (100 NDT = 257.000 đồng Việt Nam) chỉ có 2 lọ, còn loại giá 800 tệ thì có 4 lọ/bộ”. Thắc mắc vì sao một bộ thuốc BVTV lại có nhiều loại lọ to, nhỏ khác nhau, chị Thành cho hay: các chủ hàng bên kia giải thích là phải pha chế hỗn hợp các lọ này theo tỷ lệ nhất định mới có hiệu quả. Vì thế không thể dùng lọ này mà thiếu lọ kia được.

Theo một chủ hàng khác tên Tòng cũng có thâm niên trong nghề “đánh hàng” rau quả, hầu hết các chủ hàng Việt Nam sang mua cũng chỉ được xem qua mặt trên của hàng hoá chứ không thể chọn từng quả. Cũng theo anh Tòng, chủ hàng Trung Quốc cho biết: toàn bộ số trái cây này khi hái xuống cũng đều đã được nhúng qua chất bảo quản trước khi được đóng vào thùng. Tuy nhiên, thường sau mỗi lần lấy trái cây, các chủ hàng Trung Quốc lại đưa thêm cho chủ hàng Việt Nam một loại thuốc không có tem nhãn và dặn về pha để nhúng bảo quản rau, củ và trái cây được tươi lâu. Hỏi anh Tòng có biết loại thuốc đó là thuốc gì không thì chỉ nhận được cái lắc đầu vì “chúng tôi quan tâm làm gì đến thứ thuốc đó, miễn sao trái cây không bị thối, hỏng khi để buôn bán hàng tuần là được”.

Kiểm tra rau quả bằng test nhanh

Báo cáo với đoàn thanh tra của Bộ Y tế, Trạm trưởng Trạm kiểm dịch y tế cửa khẩu Tân Thanh Phan Công Anh cho biết, mỗi ngày trung bình có khoảng 5-7 tấn rau xanh, củ và khoảng 200 tấn trái cây các loại nhập về Việt Nam. Riêng với mặt hàng rau củ từ Trung Quốc vào Việt Nam ở cửa khẩu này thường qua buôn bán nhỏ lẻ. Người dân địa phương chuyên chở hàng này qua những xe cải tiến, sau đó gom lại một mối cho một chủ hàng nào đó. Thường thì những hàng hoá này được kiểm tra lấy mẫu làm xét nghiệm, nhưng cũng chỉ làm theo phương pháp test thử nhanh để giám sát tồn dư chất bảo vệ thực vật. Cũng theo ông Phan Công Anh, phương pháp test nhanh này cũng chỉ chỉ xác định định tính chứ không thể làm định lượng rõ chất bảo quản là gì. Bên cạnh đó, nếu có phát hiện những nghi ngờ về độc tố thì cũng không thể giữ hàng lại vì nếu có chờ được kết quả chính xác thì số tiền đền bù thiệt hại cho số hàng đó cũng sẽ rất lớn.

Nhiễm Độc Thực Phẩm Từ Dụng Cụ Nấu Ăn

Các chuyên gia cảnh báo, nếu sử dụng dụng cụ nấu ăn không đảm bảo chất lượng rất có thể, bạn đã đầu độc gia đình một cách ngấm ngầm.


Nhiều người có thói quen mua các dụng cụ đun nấu như nồi, xoong, ấm…bằng vật liệu nhôm, inox với giá rất rẻ tại các chợ cóc. Chỉ vài nghìn đến chục nghìn là bạn có thể có một chiếc nồi nhôm, trong khi loại do công ty sản xuất chính hãng thì giá phải gấp vài ba lần. Điều này cũng dễ hiểu vì những loại này được sản xuất từ những làng nghề thủ công mà nguồn nguyên liệu cũng từ những phế thải thu gom.

dungcu.jpg
Nếu sử dụng dụng cụ nấu ăn không đảm bảo chất lượng rất có thể, bạn đã đầu độc gia đình một cách ngấm ngầm

Sau khi sơ chế, chúng còn được độn nhiều hoá chất, phụ gia để cán, đúc thành những nồi, xoong nên khó có thể đảm bảo là khi đun nấu bằng dụng cụ này có an toàn. Cũng không ai dám chắc, những sản phẩm này đã được kiểm định chất lượng trước khi bán ra thị trường. Chị Trần Ngọc Linh ở Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, thường thì những dụng cụ này chỉ sau một thời gian dùng là màu xám lại, và lỗ chỗ bị rỗ.
Đặc biệt nếu sử dụng đun đồ mặn nhiều, hoặc để lưu trữ thức ăn thì thời gian xám màu và rỗ càng nhanh hơn. Chị Linh còn cho biết thêm, bố chồng chị là người rất hay dị ứng với mùi thức ăn lạ nên hễ hôm nào thức ăn còn thừa để lại trong nồi nhôm mà đem ra đun lại thì y như rằng, hôm đó ông cụ bị đau bụng.Thế nên, dù rất tiếc số tiền hơn 200.000đ bỏ ra mua bộ đồ nồi nhôm tái chế, chị vẫn dứt khoát bỏ chúng. Chị Linh kết luận: “Đừng thấy rẻ mà ham, các cụ vẫn nói đúng: Tiền nào của nấy”.
Lý giải về cơ chế gây độc của dụng cụ nấu ăn trên, TS Trần Hữu Hoan, Viện Hoá Công nghiệp cho biết: Dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ thúc đẩy sự khuếch tán của các ion kim loại. Đặc biệt, khi có các chất xúc tác như chất mặn, chua thì các phản ứng hoá học này lại càng xảy ra nhanh hơn. Điều này, giải thích vì sao đồ dùng nhôm đựng thức ăn nóng, chua, mặn hoặc để qua đêm, bề mặt nhôm dễ bị rỗ.
Tuy nhiên, sự hoà tan ở mức độ nào đó còn tuỳ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, thời gian lưu giữ nước cũng như chính bản thân vật liệu sản xuất dụng cụ đun nấu. TS Võ Công Nghiệp, Hội Địa chất Việt Nam đưa ra một dẫn chứng, nếu quan sát sẽ thấy, hàm lượng các kim loại (hoặc từ chính vật liệu chứa, đun nấu, hoặc từ chính nguồn nước) khi không hoà tan hết sẽ bị lắng đọng. Nguy hiểm hơn, kim loại có sự tích lũy dần trong cơ thể chứ không gây ngộ độc cấp. Đến một lúc tích lũy đủ hàm lượng, nó sẽ “tấn công” con người.

Việc hoà tan các ion kim loại khi đun nấu cũng được TS Nguyễn Thị Nhung, trưởng phòng phân tích Hoá – Quang phổ (Viện Địa chất) khẳng định khi chính bà làm thí nghiệm từ chiếc siêu đun nước sản xuất tại Trung Quốc mà cơ quan đang sử dụng. Như vậy, rõ ràng, nếu sử dụng lâu dài nguồn nước ô nhiễm kim loại, sự ảnh hưởng đến sức khoẻ là không thể tránh khỏi.

Sau khi sơ chế, chúng còn được độn nhiều hoá chất, phụ gia để cán, đúc thành những nồi, xoong nên khó có thể đảm bảo là khi đun nấu bằng dụng cụ này có an toàn. Cũng không ai dám chắc, những sản phẩm này đã được kiểm định chất lượng trước khi bán ra thị trường. Chị Trần Ngọc Linh ở Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, thường thì những dụng cụ này chỉ sau một thời gian dùng là màu xám lại, và lỗ chỗ bị rỗ.



Đặc biệt nếu sử dụng đun đồ mặn nhiều, hoặc để lưu trữ thức ăn thì thời gian xám màu và rỗ càng nhanh hơn. Chị Linh còn cho biết thêm, bố chồng chị là người rất hay dị ứng với mùi thức ăn lạ nên hễ hôm nào thức ăn còn thừa để lại trong nồi nhôm mà đem ra đun lại thì y như rằng, hôm đó ông cụ bị đau bụng.Thế nên, dù rất tiếc số tiền hơn 200.000đ bỏ ra mua bộ đồ nồi nhôm tái chế, chị vẫn dứt khoát bỏ chúng. Chị Linh kết luận: “Đừng thấy rẻ mà ham, các cụ vẫn nói đúng: Tiền nào của nấy”.



Lý giải về cơ chế gây độc của dụng cụ nấu ăn trên, TS Trần Hữu Hoan, Viện Hoá Công nghiệp cho biết: Dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ thúc đẩy sự khuếch tán của các ion kim loại. Đặc biệt, khi có các chất xúc tác như chất mặn, chua thì các phản ứng hoá học này lại càng xảy ra nhanh hơn. Điều này, giải thích vì sao đồ dùng nhôm đựng thức ăn nóng, chua, mặn hoặc để qua đêm, bề mặt nhôm dễ bị rỗ.



Tuy nhiên, sự hoà tan ở mức độ nào đó còn tuỳ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, thời gian lưu giữ nước cũng như chính bản thân vật liệu sản xuất dụng cụ đun nấu. TS Võ Công Nghiệp, Hội Địa chất Việt Nam đưa ra một dẫn chứng, nếu quan sát sẽ thấy, hàm lượng các kim loại (hoặc từ chính vật liệu chứa, đun nấu, hoặc từ chính nguồn nước) khi không hoà tan hết sẽ bị lắng đọng. Nguy hiểm hơn, kim loại có sự tích lũy dần trong cơ thể chứ không gây ngộ độc cấp. Đến một lúc tích lũy đủ hàm lượng, nó sẽ “tấn công” con người.



Việc hoà tan các ion kim loại khi đun nấu cũng được TS Nguyễn Thị Nhung, trưởng phòng phân tích Hoá – Quang phổ (Viện Địa chất) khẳng định khi chính bà làm thí nghiệm từ chiếc siêu đun nước sản xuất tại Trung Quốc mà cơ quan đang sử dụng. Như vậy, rõ ràng, nếu sử dụng lâu dài nguồn nước ô nhiễm kim loại, sự ảnh hưởng đến sức khoẻ là không thể tránh khỏi.

Mẹo Làm Bóng Đồ Gỗ

Những đồ nội thất bằng gỗ có tác dụng thêm sự ấm áp cho ngôi nhà. Tuy nhiên, trải qua thời gian, lớp ngoài cùng của đồ gỗ có thể bị mờ, xỉn và không còn bóng đẹp nữa. Để khắc phục tình trạng ấy, chúng ta cần làm theo cách sau.

Trước tiên, các bạn cần có các dụng cụ là 2 miếng giẻ mềm và 1 chai xịt bóng đồ gỗ. Nếu không muốn dùng chế phẩm công nghiệp, bạn có thể tự chế với một cốc dầu oliu và nửa cốc nước chanh ép. Trộn kỹ hai thành phần trên và lắc đều trước khi xịt.

Xịt đều chất làm bóng

Cho một lượng nhỏ dung dịch đánh bóng vào miếng giẻ sạch. Tiếp đến, xịt đều dung dịch đó khắp bề mặt đồ và lau theo hướng vân gỗ.

Đánh bóng

Cuối cùng, lấy miếng giẻ sạch còn lại đánh bóng cho tới khi bề mặt đồ gỗ khô hoàn toàn. Lặp lại các bước trên cho tới khi bạn cảm thấy hài lòng về độ sáng bóng của đồ vật.

Dao Cho Nhà Bếp

Dao là phương tiện góp phần tạo sự thuận lợi cho việc chế biến món ăn. Việc sử dụng và bảo quản các loại dao trong nhà bếp bạn cần tuân theo một số nguyên tắc dưới đây.

Chọn mua

Nên chọn nhiều chủng loại dao khác nhau để phù hợp cho việc chế biến món ăn. Các bộ phận của dao không có chỗ hở sẽ làm giảm độ bền của dao và gây mất an toàn khi sử dụng.

Dao phải có bề mặt lưỡi nhẵn bóng mới là dao có chất lượng cao và lưỡi dao lâu mòn hơn. Lưỡi dao có thể bằng chất liệu thép không gỉ có giá thành vừa phải, lưỡi dao bằng thép carbon chất lượng cao có độ bén tốt mà không phai màu hoặc thép carbon thường đòi hỏi bảo quản kỹ lưỡng vì màu của lưỡi dễ bị phai theo thời gian.

Phần cán dao có thể bằng gỗ, nhựa, cao su hoặc kim loại với thiết kế chắc chắn để bảo đảm a
n toàn và độ vững khi sử dụng.

Bảo quản

Cần đặt dao trong các hộp gỗ hoặc vật dụng dành riêng để cắm dao để bảo đảm độ bền của dao. Đồng thời đặt hộp hoặc kệ để dao ở vị trí cao, nhưng không quá khó lấy để bảo đảm an toàn và thuận lợi khi sử dụng. Không để dao tiếp xúc với các vật dụng bằng chất liệu bạc sẽ làm cho dao mau mòn.

Thường xuyên mài bén lưỡi dao đúng cách để dễ dàng cắt thực phẩm và tránh làm hỏng da
o. Tránh để thành phần axit có trong các thực phẩm như trái cây, nước xốt cà chua... bám vào lưỡi dao. Thay vào đó, cần rửa sạch dao ngay sau khi dùng xong.

Việc dùng dao để cắt thực phẩm khi còn nóng sẽ mau bị mòn. Vì thế, tốt nhất bạn hãy chờ thực phẩm nguội hẳn hoặc còn hơi ấm dùng dao để cắt. Cũng tránh sử dụng dao trên các mặt cắt bằng kim loại hoặc gốm làm dao mau mòn.

Không nên vệ sinh dao trong máy rửa chén dễ làm hỏng dao. Nên dùng vải mềm để lau chùi dao sau khi sử dụng.

Lưu ý để phần cán nhựa của dao tránh xa nguồn nhiệt sẽ làm chảy nhựa.

Cần sử dụng theo đúng chức năng của từng loại dao khác nhau.

Những lưu ý khác

Ngoài một số kiến thức cơ bản như trên, bạn cần lưu ý những vấn đề an toàn khác khi sử dụng: Tránh để dao gần tầm với nếu trong nhà có trẻ nhỏ. Khi cần dùng, phải cầm phần cánh dao thay vì phần lưỡi của dao.Tuyệt đối không đưa tay bắt lấy lưỡi dao khi đang rơi. Sắp đặt chỗ để dao ở vị trí dễ nhìn, tránh bị các vật dụng khác che khuất để tránh tay có thể chạm vào lưỡi dao. Đừng quên chọn hộp để dao có độ kín tốt để tránh lưỡi dao có thể lộ ra ngoài.

Đề Phòng Điện Giật Từ Thiết Bị Điện Gia Đình

Khả năng an toàn của các thiết bị điện gia đình hiện được đặt lên hàng đầu. Các nhà kỹ thuật lưu ý, ba nhóm thiết bị dễ phát sinh nguy cơ gây cháy nổ điện là bàn ủi, bếp điện, lò nướng, lẩu điện; ăng-ten xoay và micro.

Theo giới chuyên môn, nhóm đồ điện gia dụng có khả năng gây rò rỉ, cháy nổ điện cao là bàn ủi, bếp điện, lò nướng điện, ấm điện, bình thủy điện và nồi cơm điện. Nguyên lý hoạt động chung của nhóm thiết bị này là đều sử dụng dây đốt (điện trở) để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp, nên nguy cơ rò rỉ điện rất cao nếu nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu không bảo đảm chất lượng hoặc lắp ráp không đúng kỹ thuật. Dây dẫn sử dụng vỏ bọc bằng nhựa kém chất lượng, không đúng kỹ thuật dễ dẫn đến giòn, nứt hoặc bị chảy. Dây dẫn điện không đạt chuẩn dẫn đến tình trạng quá tải gây nóng, chảy, chạm mạch. Dây đốt sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, lắp ráp không đúng kỹ thuật sẽ chạm vào thành bao, hoặc mâm nhiệt gây chập điện. Ngoài ra, do sử dụng trong môi trường nhiệt cao, các linh kiện dễ bị lão hóa, gỉ sét cũng dẫn đến chập điện.

Các loại bếp điện, lẩu điện, lò nướng, lò vi ba đều được sản xuất bằng ki m loại, nếu điện bị rò rỉ sẽ tác động nhanh chóng đến người sử dụng. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có bán khá nhiều loại bình nấu nước siêu nhanh, chỉ mất khoảng 3 phút nước sẽ sôi. Do loại bình này có công suất lớn đến 2.000W nên nếu ổ cắm, dây dẫn không bảo đảm chất lượng rất dễ gây chập điện.

Đối với các loại ăng-ten xoay, do chủ yếu là hàng trôi nổi có xuất xứ từ Trung Quốc chất lượng sản phẩm phức tạp nên thường không bảo đảm an toàn điện. Nhóm thiết kế ăng-ten VK 994 cho biết, do sử dụng ngoà i trời cho nên dây dẫn, mô-tơ dễ bị hư hỏng sau một thời gian ngắn.

Khi lắp đặt, đa số đều sử dụng loại dây dẫn thông thường (sử dụng trong nhà), nên chỉ sau một thời gian do tác động môi trường ngoài trời vỏ bọc nhựa bị lão hóa dẫn đến chạm điện dễ gây cháy nổ. Nguy hiểm hơn, khi điện bị rò rỉ sẽ truyền sang dây ăng-ten, người sử dụng sẽ bị điện giật khi vô tình chạm phải đầu cắm ăng-ten nối vào tivi, nhất là vào mùa mưa.

Nhiều người khi hát karaoke thường hay bị điện giật từ micro. Ông Lê Quang Hải, Trưởng Phòng Kỹ t huật, trung tâm sửa chữa bảo hành hãng điện tử Panasonic Việt Nam, cho biết: Bản thân micro không ph ải là tác nhân chính dẫn đến tình trạng bị điện giật. Hiện tượng bị điện giật từ micro là do các thiết bị điện khác như ampli, đầu đĩa... bị rò rỉ điện truyền lên micro.

Kỹ sư Tống Kim Ty, Phó Giám đốc Trung tâm Dân Sinh, Công ty Cổ phần thương mại Bến Thành, cho biết cần phải kiểm tra dây dẫn điện thường xuyên, xem có khả năng chịu tải được hay không. Có thể sử dụng bút thử điện để kiểm tra các thiết bị điện xem có bị rò rỉ điện, nếu cần đem thiết bị điện đến thợ điện tử kiểm tra bằng đồng hồ đo điện để khắc phục. Tuyệt đối không nên sử dụng nếu thiết bị có biểu hiện bị rò rỉ điện.

Khi sử dụng không nên trực tiếp tiếp xúc với thiết bị, nồi, bình nấu điện (nên lót tấm cách điện). Khi nấu, nướng xong nên ngắt nguồn điện. Một số biện pháp phòng ngừa khác là sử dụng ổ, phích cắm 3 chấu, hoặc đấu thêm bộ chống rò rỉ điện, bộ phận chống giật ELCB.

(Theo Người Lao Động)

Dùng Gas An Toàn

Những lưu ý dưới đây giúp bạn bảo quản bếp gas và tránh bị nổ bình gas

Quy tắc an toàn:

Luôn kiểm tra nút an toàn của bình ga. Khoá nút ngay khi dùng xong. Tuyệt đối không dùng bếp dầu, hoặc bếp đun than bên cạnh bình gas

Không đặt bếp ga gần cửa sổ hay nơi có gió. Lau chùi bếp ga cẩn thận, nhất là bên ngoài ống cao su dẫn ga.

Bình gas không được đặt nằm khi đang sử dụng hoặc không có người trông chừng.

Khi ngửi thấy mùi gas,khoá nút an toàn, mở rộng cửa và mở quạt để khí ga thoát ra ngoài

Tuyệt đối không dùng diêm, nến để xem chỗ bình ga xì.

Quy tắc bảo quản:

Tránh để thức ăn nóng hoặc kéo xoong, chảo trên mặt bếp. Sức nóng có thể làm rạn nứt và trầy mặt bếp.

Dùng giấy hoặc khăn mềm lau ngay các thực phẩm sống đổ trên mặt bếp. Sau khi dùng xong, chờ bếp nguội và lau sạch với nước ấm pha xà phòng.

Thỉnh thoảng, hãy tháo các bếp lò và các ngăn vỉ trong lò nướng. Bạn có thể chùi rửa chúng bằng nước ấm pha xà phòng. Sau đó, bạn lau lại bằng khăn mềm.

Vietbao(Theo_TT&GĐ)

Bếp : Cũ Và Mới

Nhà bếp trước đây là sự hoàn hảo và rất ấn tượng, với hệ thống dàn bếp hoành tráng cùng với những lớp sơn trên gỗ thể hiện được nét đẹp rất sang trọng. Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, sự nhàm chán làm cho nhà bếp này trở nên “quen hơi” làm mất đi cảm hứng nấu nướng của người nội trợ, điều đó chưa kể đến những lớp bụi, dầu mỡ bám víu lên thành bếp tạo nên một màng bám nhỏ gây cho bếp bị xuống cấp dễ dàng.

Khởi tạo cảm xúc mới

Làm gì để thay đổi không gian căn phòng nhà không cần đến việc dịch chuyển cũng như tốn hao tài chính ? Cũng không quá khó khăn hay phiền toái cho bạn, với bạn công việc chỉ cần mua sắm và chuẩn bị công đoạn sau đây để tiến hành từng công việc :

- Với màu sắc : hãy dùng những giấy nhám dành riêng cho gỗ, để đánh bóng, cạo bỏ đi lớp sơn cũ, tiếp đó dùng một lớp sơn mới theo phong cách đồng quê, màu trắng là đối tượng được lựa chọn, và quét lên một lớp sơn mới, thế là bạn đã thay đổi diện mạo bếp rồi đấy.

- Tiếp đến hãy tháo bỏ lớp cửa gỗ trên dàn bếp, thay vào đó bằng những lớp kính trắng trong suốt.

- Một điều quan trọng để đem lại cảm xúc mạnh mẽ, thay vì khu vực vách tường nơi rửa chén bát, bạn để trống thì nay hãy cách điệu nơi ấy với một bức tranh và tháo đi lớp dàn gỗ bao quanh, một chiếc đèn treo lơ lửng sẽ làm tăng thêm ấn tượng.

Và hình ảnh dưới đây là căn bếp hoàn toàn mới từ nền tảng của bếp cũ, wow thật bất ngờ phải không ?

Thay kính cho tủ

Với kính trong suốt, bạn nên đặt bộ chén dĩa thật hoành tráng bằng men sứ vào bên trong, chút sắc trắng của màu gỗ bạn vừa sơn sẽ làm nổi bật những đường nét hoa văn tinh
tế của bộ chén bát bằng sứ quí giá đó. Một chi tiết không nhỏ là tay vịn, tay vịn nên gắn ở phía dưới ô cửa, nên lựa chọn chất liệu bằng inox lóng lánh, sự tương phản đồng bộ đầy nghệ thuật.

Thêm chân vào tủ

Hệ thống tủ chén cũ đã làm nên sự nhàm chán bởi vì quá đơn độc về kiểu dáng, đơn sơ về hình hài cấu trúc. Giờ đây, bạn sẽ thổi hồn vào chiếc tủ gỗ ấy bằng những đế chân gỗ đầy quyến rũ. Lắp ráp từ hai tấm gỗ vuông, khối gỗ nằm giữa và khúc gỗ dưới cùng được bo tròn, sau đó sẽ được gắn giả tạo vào chân tủ bếp để tạo nên cảm giác rằng tủ có chân liền kề, và giờ đây nó đã được thêm hồn thêm thịt để thật sự nỗi bật hơn trước.

Căn bếp đã hoàn toàn thay da đổi thịt, từng mảng màu sắc êm dịu chốn đồng quê sẽ mang từng cơn cảm xúc đến cho bạn thi vị những món ăn ngon. Mỗi lần thay đổi sẽ là mỗi lần đổi thay cho cuộc sống thêm êm đẹp, và điều đó sẽ không hẳn là điều trở ngại cho bạn làm mới căn nhà của mình phải không nào!

Làm Mới Gian Bếp

Không mất quá nhiều công sức và tiền bạc, bạn hoàn toàn có thể làm mới gian bếp một cách đơn giản và nhanh chóng. Chỉ cần lưu ý những điểm mấu chốt sau đây :

1. Đèn treo:

Hãy trang hoàng thêm cho căn bếp bằng một chùm đèn treo ngay phía trên bàn ăn. Chiếc đèn này sẽ cung cấp một luồng sáng thật ấm cúng cho bữa ăn gia đình. Hơn nữa, loại đèn này còn tạo một nét thẩm mỹ rất sang trọng và cổ điển.


2. Chạn chén:

Bạn nên sử dụng các loại tủ chén với màu sắc trung tính hoặc tạo cảm giác ấm cúng. Kiểu dáng vừa gọn hoặc xây chìm vào tường. Theo xu hướng nội thất hiện đại, một chiếc tủ chén không chỉ được dùng để cất giữ dụng cụ làm bếp mà còn kiêm cả chức năng thẩm mỹ, giúp che bớt khuyết điểm trong thiết kế như che đầu ồng nước, làm chỗ để bình gas...

3. Đồ gia dụng:

Nếu gian bếp nhà bạn có diện tích hẹp, cách đầu tiên để nới rộng tối đ
a không gian là thay mới một số đồ điện máy. Các loại máy giặt, máy rửa chén, lò vi sóng nếu đã quá 10 năm tu ổi thì đều cần mua mới. Kiểu dáng và kích cỡ của tất cả các sản phẩm hiện đại ngày nay được thiết kế nhỏ gọn, sẽ giúp căn bếp nhà bạn trở nên rộng rãi hơn.

4. Ý tưởng sáng tạo cho gian bếp:

Bạn là người yêu thích những quán bar sôi động? Nhân dịp sửa mới căn bếp, sao bạn không làm một quầy bar mô phỏng ngay trong nhà mình? Chỉ cần bày thêm 1 chiếc bàn bar cao, bề ngang hơi nhỏ hơn kích cỡ thật một chút, sắm thêm 1 vài chiếc ghế cao xoay tròn, lắp đặt 1 giàn giữ ly treo bên trên. Đằng sau quầy sẽ là bàn bếp và bồn rửa.

Không chỉ thiết kế quầy bar, bạn còn có thể áp dụng những ý tưởng sáng tạo độc đáo riêng để có một gian bếp thật hài lòng.


Những Dụng Cụ Cần Thiết Cho Nhà Bếp

Bạn đang có kế hoạch thiết kế một phòng bếp hoàn hảo, nhưng đã chuẩn bị được gì? Một số dụng cụ thiết yếu dưới đây sẽ làm cho nhà bếp của bạn hoàn hảo hơn đấy!

- Phễu dùng đổ dung dịch vào chai, lọ có miệng nhỏ

- Kéo để cắt rau thơm hay gà vịt

- Chày dần thịt làm mềm thịt hay gà vịt

- Dụng cụ tạo hình tròn dùng để tạo hình trái cây,
kem, bánh, nấm hay kẹo thành những viên bi tròn theo các kích cỡ.

- Dụng cụ lấy lõi táo để dễ dàng lấy lõi táo ra khỏi trái

- Máy ép trái cây lấy nước từ chanh, cam hay bất kỳ loại trái cây nào bạn thích

- Bàn chải và dụng cụ đánh bột để làm bánh

- Dụng cụ ép tỏi nghiền nhỏ tỏi và hành củ


- Cân dùng khi bạn muốn đo lường lượng thực phẩm

- Dao cắt bánh dùng làm bánh hay cắt bánh sandwiches


- Túi đựng bột và dụng cụ bắt bánh kem, dụng cụ cắt tỉa để trang trí cho bánh kem, bánh quy, hay làm những món khai vị dễ thương, những vòng xoắn khoai tây

- Cái nạo hay dao bào để gọt hay bào thành những miếng bằng nhau

- Nhiệt kế rất hữu ích khi bạn muốn làm kẹo hay làm syrup đường

- Cối xay tiêu để nghiền tiêu hay các loại gia vị khác

- Dao lớn dùng chặt thịt thành những miếng vừa ăn hay thái rau củ

Giải Pháp Hoàn Hảo Cho Căn Bếp

Về tính thực dụng, xu hướng ngày nay đã cho ra đời nhiều trang thiết bị tích hợp, với mong muốn làm giảm tối đa diện tích bày biện trong nhà bếp. Bởi lẽ, nhà bếp ngày nay ngoài nhu cầu nấu nướng, còn là góc bày biện.

Một "lối chơi" xuất hiện ở thị thành trong những năm qua đó là sự ra đời của các quầy bar ngay trong nhà. Vị trí của chúng chiếm lĩnh thường nằm mấp mé trước nhà bếp. Bởi thế, bếp không còn là "hậu phương" nữa mà đường hoàng trở thành một vị trí có thể tiếp khách trong các tiệc tùng cùng bè bạn.

Các tủ bếp cũng vậy, năm 2008 sẽ là năm của các đường vân gỗ mộc mạc và sang trọng. Các loại tủ sơn son, đánh véc ni bóng loáng không còn lên ngôi trong năm nay, thay vào đó là các đường nét tinh tế và quyến rũ của những thớ gỗ, nhưng tay nắm được chạm khắc tinh tế và đầy tính thẩm mỹ. Đồng thời, hệ thống tủ liên hoàn được tính toán cân nhắc để đạt hiệu quả cao nhất.

nganbep1.jpg

Ở khu vực gần bếp gas, các loại tủ nhôm, nox, tủ kính trong suốt vẫn chứng tỏ được ưu thế. Các máy viba, lò nướng bạn nên làm mới chúng bằng các loại giấy dán bày bán trên thị trường để tăng thêm cảm hứng vào bếp nhé!

Đã có một dạo mặt bàn inox sáng loáng được ưa chuộng. Thế nhưng thị trường bàn ăn ngày càng phong phú và đa dạng chủng loại, mẫu mã khiến "cuộc đua khốc liệt" về kiểu dáng dễ làm ta rối loạn khi bước vào các siêu thị nội thất.

Các loại bàn ăn mới như bàn gỗ vân thô, đá, composite có giá thành khá cao, nhưng nếu đặt vào vị trí đắc địa thì làm cho phòng ăn của bạn sang trọng hẳn lên. Chất liệu gỗ luôn chiếm ở vị trí cao nhất bởi sự phù hợp của nó đối với truyền thống người Việt.

Bàn gỗ tạo nên một không khí ấm cúng vào mùa đông cho bữa cơm gia đình. Màu sắc tự nhiên, hài hòa rất tiện dụng trong việc phối hợp sắp đặt cùng các đồ vật khác.

Một cảm hứng sáng tạo trong nhà bếp chính là ánh sáng. Hệ thống đèn chiếu sáng chính sẽ giúp các cảm nhận về màu sắc, mùi vị, độ chín tới của món ăn thêm chính xác. Ánh sáng tốt giúp bạn phán đoán và thao tác nhanh nhẹn, tăng hiệu quả công việc trong nhà bếp.


Hơn nữa, hệ thống đèn trang trí còn giúp biến không gian tưởng như thực dụng này trở nên vô cùng lãng mạn với quầy bar mini, một giàn nhạc nho nhỏ cất lên bài hát yêu thích, cam đoan bếp sẽ trở thành nơi ấm cúng thú vị nhất của mỗi gia đình.

Hệ thống thông hơi, khử mùi nhà bếp cũng cần được lưu ý, các máy khử mùi đóng vai trò làm trong sạch môi trường bếp, tiêu diệt các tàn dư vi khuẩn dễ gây nên các bệnh hô hấp đối với trẻ nhỏ.

Bếp Cho Nhà Diện Tích Hẹp

Ở các khu đô thị, nhất là các đô thị lớn, sự tồn tại của những căn nhà phố (nhà ống) trên các khu đất hẹp và bị biến dạng không phải là hiếm. Việc tổ chức không gian sống, trong đó có nhà bếp trên những địa thế như vậy là cả một vấn đề nan giải...

Trên mặt bằng hẹp và khó, chủ nhà đã bố trí gian bếp vào một góc tuy nhiên cũng để tránh góc nhọn, chủ nhà đã không đẩy bếp sâu vào trong mà đã tận dụng góc nhọn ấy làm sàn nước, tạo thông thoáng cho phòng ăn và bếp.

Cũng từ giải pháp kết cấu của ngôi nhà mà ngay giữa bếp phải tồn tại một chiếc cột chịu lực. Việc không né tránh mà sử dụng kệ treo ôm qua cột, mảng tường phía dưới ốp gạch liên tục đã làm nhẹ và dịu đi cây cột “khó chịu” này. Còn ở phía đối diện là vị trí của tủ lạnh và tủ chén. Có thể coi đây là cách biến tấu sáng tạo trong sơ đồ tổ chức bếp hình chữ H.

Không gian rộng phía ngoài được bố trí làm phòng ăn, ngăn cách một cách ước lệ vối bếp bằng một mặt bàn nhỏ gắn liền và vuông góc với mặt bếp (mặt bàn này vừa là bàn ăn nhẹ, vừa để soạn thức ăn sau khi chế biến), tạo sự tách bạch trong việc phân khu chức năng nhưng vẫn cho phép không gian của bếp và phòng ăn hòa làm một.

bep5.jpg

Tất cả đã làm mất cảm giác tù túng, ngột ngạt của góc nhọn, thay vào đó chỉ còn nhận biết một mảng tường xiên lạ mắt mà thôi. Đó là sự thành công trong việc khéo léo tổ chức không gian sinh hoạt của chủ nhà.

bep3.jpg
bep4.jpg

Tuy vậy, cũng nên lưu ý là với bề mặt bếp hẹp như thế này, gia chủ nên sử dụng như thế nào, và giải pháp sử dụng bếp âm. Còn trong trường hợp sử dụng bếp nổi thì nên hạ mặt bếp ở vị trí đặt bếp để thao tác sử dụng được thoải mái hơn.